ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 22:34:57

Nghệ sĩ Kim Hiền trở lại sau biến cố

Báo Cà Mau Hơn 20 năm gắn bó với nghiệp diễn, giữa năm 2022, Nghệ sĩ Kim Hiền bất ngờ nói lời chia tay khán giả và Ðoàn Cải lương Hương Tràm, về quê chồng (Nghệ sĩ Nhất Phương) ở An Giang để chăm sóc mẹ già yếu. Không lâu sau, biến cố xảy ra - Nghệ sĩ Nhất Phương vĩnh viễn ra đi, Kim Hiền đưa hai con về lại chốn cũ, dồn hết tình yêu cho sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Kim Hiền  (bìa phải) đánh dấu cho lần trở lại là sự đột phá với vai Trưng Nhị trong trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh".

Nghệ sĩ Kim Hiền quê ở huyện Ngọc Hiển, một hôm xem thông báo trên ti vi hay tin Ðoàn Cải lương Hương Tràm tuyển diễn viên, thế là Kim Hiền xin phép gia đình đi hát khi mới 17 tuổi. Không phải con nhà tông, nhưng với niềm đam mê cải lương, chị nỗ lực học hỏi từ bạn diễn, những người đi trước và hoàn thiện từng ngày qua từng vai diễn.

Lối diễn đa năng, Kim Hiền có thể đảm nhận nhiều vai diễn, song thế mạnh vẫn là vai đào thương, như vai Thu trong trích đoạn "Duyên kiếp", vai Tú trong vở "Vòng xoáy", vai Ðàm Thị trong vở "Huyền thoại Vua Ðinh", vai Ngân trong vở "Bến đợi", vai Thơm trong trích đoạn "Huyền thoại một tình yêu"...

Với gương mặt sáng, giọng hát ngọt ngào, Nghệ sĩ Kim Hiền còn thể hiện thành công dòng nhạc quê hương, cách mạng.

Bằng tài năng, sự sáng tạo cộng với gương mặt sáng, giọng hát trầm ấm, mùi mẫn, Nghệ sĩ Kim Hiền càng ngày càng toả sáng và tạo được tiếng vang trong giới nghệ thuật cải lương cả nước, với 3 Huy chương Bạc tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và Cuộc thi Tài năng sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vào các năm 2015, 2017, 2018.

Nghệ sĩ Kim Hiền kết duyên cùng Nghệ sĩ Nhất Phương năm 2008, tên tuổi hai người gắn kết trong nhiều vở diễn và chương trình nghệ thuật. Cuộc sống của người nghệ sĩ không thể tránh khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền, có những lúc khó khăn tưởng chừng phải bỏ cuộc nhưng tình yêu cải lương trong hai người nghệ sĩ đã chiến thắng tất cả.

Năm 2022, Nghệ sĩ Kim Hiền và Nhất Phương bất ngờ chia tay sân khấu, về An Giang phụng dưỡng mẹ già, để lại trong lòng người hâm mộ sự luyến tiếc. Nhớ nghề, mỗi ngày Kim Hiền livestream hát vọng cổ, để được trò chuyện với bạn bè và khán giả. “Nửa năm qua cuộc sống của tôi chỉ toàn là nước mắt, khóc vì nhớ nghề và khóc vì chồng đột ngột ra đi không lời từ biệt. Tôi trở nên bế tắc. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo đoàn và tập thể anh chị em nghệ sĩ, tạo điều kiện để tôi được trở lại với nghề, lấy lại tinh thần chăm lo tương lai cho hai con”, chị chia sẻ.

Như con tằm rút ruột nhả tơ, Nghệ sĩ Kim Hiền tiếp tục thắp lửa nghề bằng sự lao động nghệ thuật nghiêm túc. Ðánh dấu cho lần trở lại là sự đột phá với vai Trưng Nhị trong trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh" và quyết định học bổ túc văn hoá chương trình phổ thông. 40 tuổi học lớp 11, bỏ qua sự dè bỉu thường tình, Nghệ sĩ Kim Hiền vui mừng được mặc chiếc áo trắng trẻ trung cắp sách đến trường, trau dồi tri thức. Nghệ sĩ Kim Hiền xúc động: “Tôi không ngờ mình được trở lại sân khấu và được viết tiếp ước mơ lần nữa. Tôi sẽ cố gắng học hoàn thành chương trình THPT, rồi học đạo diễn, để có thể cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật cải lương”.

Bỏ qua sự dè bỉu thường tình, Nghệ sĩ Kim Hiền (bên trái) vui mừng được mặc chiếc áo trắng trẻ trung cắp sách đến trường, trau dồi tri thức.

Ðối với Nghệ sĩ Kim Hiền, mọi sự cố gắng đều không bao giờ muộn, thời gian này, chị vừa đi học vừa tập luyện trích đoạn để tham gia Cuộc thi "Tài năng sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc" sẽ diễn ra vào tháng 9 này tại tỉnh Bạc Liêu. Chị chia sẻ, lần thi này bản thân quyết tâm tạo sự đột phá với trích đoạn hoàn toàn mới, về đề tài lịch sử, thể loại cổ trang, đòi hỏi sự kỳ công, sáng tạo nên chị dành thời gian nghiên cứu kỹ tình tiết, tâm lý nhân vật để thi diễn đạt kết quả tốt nhất.

Sân khấu cải lương là duyên nghiệp quyện chặt cuộc đời Nghệ sĩ Kim Hiền. Niềm an ủi lớn nhất của chị là con gái nhỏ Nguyễn An An vừa được Ðoàn Cải lương Hương Tràm tuyển chọn để đào tạo năng khiếu nghệ thuật cải lương, nối tiếp sự nghiệp dang dở của cha và tình yêu sân khấu của mẹ./.

 

Mộng Thường

 

Giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Nằm trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (23/11/1963-23/11/2023), tối 21/11, tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, Đoàn Cải lương Hương Tràm phối hợp với Đoàn Văn công Quân khu 9 tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật phục vụ hơn 400 khán giả.

Văn hoá Bắc Bộ đậm nét trong "Người vợ cuối cùng"

Sau hơn 10 ngày chính thức khởi chiếu, bộ phim "Người vợ cuối cùng" của Ðạo diễn Victor Vũ cán mốc doanh thu 70 tỷ đồng. Tác phẩm này được công bố sẽ phát hành tại Mỹ, Úc và New Zealand vào tháng 12.

Lưu lại vẻ đẹp quê hương

Nguyễn Ðình Quang sinh năm 1978, tại tỉnh Bình Ðịnh, hiện là giảng viên Trường Ðại học Gia Ðịnh; sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới (TP Hồ Chí Minh).

Hơn 300 diễn viên, vận động viên tham gia Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc

Từ ngày 10-12/11, tại huyện Đầm Dơi, Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2023 sẽ diễn ra với sự tham gia của trên 300 diễn viên, vận động viên.

Cảnh sắc vùng biên

Tác giả Lâm Trọng Tây sinh ra và lớn lên ở An Giang. Với công việc chính là kinh doanh, thường xuyên đi đây đó, anh bắt gặp nhiều cảnh đẹp, nét văn hoá tâm linh độc đáo cùng những khoảnh khắc đẹp của người dân trong lao động sản xuất miền biên viễn, nơi có dòng Sông Tiền, Sông Hậu chảy qua, rừng tràm Trà Sư xanh mát, cánh đồng lúa Tà Pạ mênh mông, Thất Sơn hùng vĩ, có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi... Ðể lưu giữ lại những hình ảnh đó, ban đầu anh chụp bằng điện thoại, rồi dần dần thích thú, bén duyên với nhiếp ảnh vào khoảng năm 2015. Ðề tài chính là phong cảnh và đời thường, đa phần tác phẩm của anh thể hiện nét đẹp yên bình cảnh sắc vùng biên tỉnh An Giang.

Cần tiếp sức cho cải lương về sử Việt

Trước đây, cải lương tuồng cổ thường diễn các tuồng tích từ Trung Quốc (cải lương Hồ Quảng). Sau năm 1975, Ðoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ mới dàn dựng các vở diễn từ lịch sử Việt Nam như: "Tô Hiến Thành xử án", "Câu thơ yên ngựa", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Mặt trời đêm thế kỷ", "Bức ngôn đồ Ðại Việt"... càng khẳng định sức hút của cải lương tuồng cổ. Từ đó, hình tượng những nhân vật lừng lẫy trong lịch sử như: Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ... được khắc hoạ trên sân khấu, thổi hồn cho nhân vật gần gũi hơn với nhiều đối tượng khán giả.

"Ðiểm cộng"quảng bá du lịch

Trương Phú Quốc sinh năm 1999, là hướng dẫn viên tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

“Bức tranh quê”- Tưởng nhớ NSNA Hoàng Thạch Vân

Sinh thời, NSNA Hoàng Thạch Vân ấp ủ mong muốn ra mắt tập sách ảnh và tổ chức triển lãm vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông đột ngột ra đi khi dự định và nhiều kế hoạch, dự án NA vẫn chưa hoàn thành, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, giới nhiếp ảnh và những người yêu quý ông.

Tạo sự sinh động, thu hút trong thông tin lưu động

Tối 25/10. Liên hoan Thông tin lưu động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau năm 2023 đã khép lại với 3 giải A tập thể thuộc về huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi và U Minh.

Trao giải Cuộc thi "Ảnh đẹp Cà Mau"

Chiều 23/10, Ban tổ chức Cuộc thi "Ảnh đẹp Cà Mau năm 2023" tổ chức tổng kết và trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải.