ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 17:07:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ Ngọc Xanh nợ đời một kiếp cầm ca

Báo Cà Mau (CMO) "Ngày còn nhỏ, hễ thấy gánh hát về quê là y như rằng phải đi coi cho bằng được. Nhìn các nghệ sĩ hát trên sân khấu đẹp lắm, lung linh lắm và lúc nào cũng vừa coi vừa khấn Tổ phù hộ cho con một ngày được trở thành đào hát như thế”. Ðó là tâm sự của Nghệ sĩ Ngọc Xanh về niềm đam mê nghề hát của mình.

Xuất thân trong gia đình nhà nông, lại được sự yêu thương và ủng hộ hết mực của cha mẹ nên con đường theo đuổi nghệ thuật của Ngọc Xanh tương đối bằng phẳng. Chị kể, ngày bé vì quá đam mê ca hát nên đánh liều xin gia đình tham gia Ðội Ðờn ca tài tử Vĩnh Thuận ở tận Kiên Giang. Ðây chính là bước đệm đầu tiên để cô bé Ngọc Xanh tiếp cận với cải lương, có điều kiện học hành bài bản về loại hình nghệ thuật này.

Năm 1990, sau khi tốt nghiệp khoá Trung cấp diễn viên cải lương tại Trường Nghệ thuật sân khấu II (nay là Trường Ðại học Sân khấu Ðiện ảnh TP Hồ Chí Minh), trải qua một vài đoàn hát để trau dồi nghề nghiệp cho vững vàng hơn, đến năm 1996, Ngọc Xanh quyết định chọn Ðoàn Cải lương Hương Tràm làm bến đỗ để phát triển nghệ thuật.

Ngoại hình không quá đẹp, cũng không nổi tiếng như các cô đào cùng thời, song, con đường hoạt động nghệ thuật của Nghệ sĩ Ngọc Xanh cứ như một dòng sông phẳng lặng trôi theo quy luật vốn có của nó. Hơn 25 năm góp vào đời tiếng khóc, cười, cũng là ngần ấy thời gian chị học hỏi và phấn đấu hết mình để có thể hoá thân thật trọn vẹn cho những vai diễn trên sân khấu.

Nghệ sĩ Ngọc Xanh vai Má Năm vở cải lương Nỗi niềm chim cúm núm (tác giả Đăng Minh, đạo diễn NSƯT Lịch Sử). Ảnh nhân vật cung cấp

Nghệ sĩ Ngọc Xanh tâm sự, chị không hề kén vai mà luôn muốn thử sức ở tất cả các thể loại tính cách nhân vật. Thần tượng nghệ sĩ tài danh Hồng Nga từ những ngày còn nhỏ nên khi bước vào nghề hát chị luôn xem "Nữ quái kiệt" là tấm gương lớn để noi theo. Từng cách luyến láy, nhả chữ, điệu bộ diễn xuất của Nghệ sĩ Hồng Nga đều được Ngọc Xanh học hỏi và biến nó thành của riêng cho mình. Chị ra sức tập luyện và không chịu bó hẹp trong một khuôn khổ, cũng chưa bao giờ trong lòng người nghệ sĩ có ý nghĩ phân biệt vai chính hay phụ. Theo chị quan niệm, mỗi nhân vật đều có một vai trò riêng, góp phần gắn kết để tạo nên chất lượng của một tác phẩm.

Trước khi nhận bất kỳ vai diễn nào, chị cũng dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu kịch bản, phân tích nhân vật để có thể hoàn thành vai diễn tròn trịa nhất. Có lẽ vì vậy, mặc dù “chuyên trị” những vai đào nhì, đào ba nhưng tên tuổi của Ngọc Xanh vẫn được công chúng yêu mến. Nếu như với những vai diễn tính cách, độc lẳng chị nhập vai xuất thần đến nỗi khán giả ghét cay ghét đắng thì cũng chính chị lại thản nhiên lấy đi nước mắt của họ khi vào những vai đào mùi, bi hay những vai người mẹ cách mạng. Nhiều lần Ngọc Xanh đóng vai ác trong các vở cải lương, chị nhập vai đến nỗi khán giả bức xúc và phản ứng mạnh như đòi đánh hay chọi đá lên tận sân khấu. Chị sợ đến phát khóc, tưởng chừng như không dám diễn nữa, nhưng sau đó lại cảm thấy rất hạnh phúc vì biết rằng nhân vật của mình đã thành công.

Thành công với sở trường cải lương, nhưng điều đặc biệt cái tên Ngọc Xanh còn được biết đến với vai trò là một diễn viên hài rất duyên dáng. Lấn sân sang lĩnh vực hài kịch từ năm 1996, từ sự gợi ý của Ðạo diễn Tiến Dương (nguyên Trưởng Ðoàn Ca múa nhạc Minh Hải), ban đầu chị cũng không mấy tự tin, bởi theo suy nghĩ của chị, nghệ thuật hài rất khó và đòi hỏi người nghệ sĩ phải có nhiều tố chất khác nhau. Ấy vậy mà với tiểu phẩm hài đầu tiên "Xã trưởng, mẹ Ðốp" của tác giả Tiến Dương khi được chị hợp diễn cùng Nghệ sĩ Quốc Tín rất "ăn rơ", làm cho khán giả cười nghiêng ngã. Ngọc Xanh - Quốc Tín trở thành đôi nghệ sĩ hài được yêu mến từ đó. Chất hài trên sân khấu của Quốc Tín - Ngọc Xanh không ồ ạt, diễn cương vô lối nhằm lấy "tiếng cười đại trà" mà cứ duyên dáng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực này, chị luôn trăn trở và chọn lọc những tiểu phẩm, trong đó nhân vật phải mang ý nghĩa nhân sinh quan, góp phần giáo dục đối với công chúng.

Vào nghề khi còn quá trẻ và con đường học vấn gián đoạn khi vừa xong lớp 9, tự nhận thấy kiến thức văn hoá hạn hẹp sẽ là nhược điểm đối với người nghệ sĩ, nên mặc dù khá bận rộn biểu diễn, lại còn vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình, nhưng Ngọc Xanh vẫn cố dành quỹ thời gian vốn rất quý báu của mình cho việc bổ sung kiến thức.

Miệt mài bổ túc kiến thức để có bằng trung học phổ thông, rồi sắp sửa hoàn thành chương trình đại học, chị tự hào khoe bằng nụ cười rạng rỡ: "Gần 50 tuổi mà vẫn còn học đại học thì nhiều khó khăn lắm, sự nhanh nhạy không được như xưa nhưng tôi vẫn cố gắng để nâng tầm hiểu biết và giá trị của hai tiếng nghệ sĩ. Việc học không đặt nặng vấn đề bằng cấp, mà mong muốn lớn nhất là trở thành tấm gương để các con nhìn vào đó mà quý trọng con đường học vấn".

Nhiều năm theo nghề nên khi lật lại ký ức chị có quá nhiều kỷ niệm. Những câu chuyện buồn vui được chị gợi lại với những nụ cười đôi lúc pha lẫn nước mắt. Nhớ nhất là những lúc đoàn đi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa hay gặp mưa gió, lầy lội. Có lúc tàu của đoàn lưu diễn gặp sự cố sắp chìm rất nguy hiểm... Những lúc như thế, tất cả anh em nghệ sĩ trong đoàn đều động viên nhau cố gắng vượt qua để hoàn thành đêm diễn...

Nhìn về chặng đường đã đi qua, chị tạm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Chồng chị, Nghệ sĩ Quốc Tín hiện là Trưởng Ðoàn Cải lương Hương Tràm, nhiều năm qua là chỗ dựa vững chắc, luôn hỗ trợ, động viên và giúp đỡ chị mỗi khi gặp chông chênh trên con đường nghệ thuật. Hai người con hết lòng hiếu thảo, tuy không theo nghề hát của cha mẹ nhưng vẫn làm nghệ thuật ở những hướng khác nhau. Con trai lớn ngoài việc làm cảnh trí sân khấu còn là một hoạ sĩ vẽ truyện tranh, con trai út theo học ngành thiết kế hội hoạ tại Trường Sân khấu Ðiện ảnh TP Hồ Chí Minh. Ðó là những thành quả ngọt ngào, là động lực để chị tiếp tục phấn đấu trong nghề.

Nghệ sĩ Ngọc Xanh cho rằng, có lẽ chị đã nợ cuộc đời một kiếp cầm ca nên mặc dù tuổi đã lớn chị vẫn chưa bao giờ có ý định một ngày sẽ "về hưu", bởi sân khấu chính là hơi thở, là nguồn đam mê chưa bao giờ vơi cạnu

Trần Hoàng Phúc

"Nghệ sĩ Ngọc Xanh là người rất đam mê nghệ thuật, luôn có trách nhiệm và tâm huyết trong công việc. Luôn phấn đấu học tập để nâng cao kiến thức, tìm tòi sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chị còn là một nghệ sĩ sống rất giản dị, hoà đồng, xứng đáng là tấm gương để thế hệ đàn em học tập", NSƯT Lịch Sử, Phó trưởng Ðoàn Cải lương Hương Tràm, cho biết.

Nghệ sĩ Ngọc Xanh tên thật là Ngô Ngọc Xanh, sinh năm 1970 tại huyện Thới Bình. Những vai diễn góp phần làm nên tên tuổi của chị có thể kể đến như: Tư Hột Xoàn trong vở "Ðêm định mệnh", má Năm trong "Hoa đất", bà mẹ trong "Nửa đời hương phấn", Mẹ Việt Nam anh hùng trong “Mẹ của chúng con", bà Tư trong "Tiếng hò sông Hậu", má Năm trong "Nỗi niềm chim cúm núm"...

Những giải thưởng đã đạt được:

+ Huy chương Bạc Hội thi Sân khấu hài chuyên nghiệp tổ chức tại Cần Thơ năm 2003.

+ Giải Nhì chương trình tìm kiếm tài năng Hạt ngọc mùa vàng năm 2013.

+ Giải "Thí sinh được yêu thích nhất" chương trình Hạt ngọc mùa vàng năm 2013

+ Giải Nhất Liên hoan tiếng hát Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang năm 2014 thể loại trích đoạn cải lương.

 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.