ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 08:34:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề sửa quần áo

Báo Cà Mau (CMO) Nghề sửa quần áo cũ xuất hiện khá lâu, vào thời vải vóc còn khan hiếm. Ngày nay, tuy ngành may mặc phát triển nhưng nghề sửa quần áo vẫn còn chỗ đứng, vẫn theo chân không ít người trên hành trình mưu sinh, khác chăng là thay vì chỉ có đồ cũ, nay họ sửa thêm đồ mới.

Ông Đinh Bá Cứ (58 tuổi, đường Lý Văn Lâm, Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau) đã hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề sửa quần áo. Với một máy may, hộp đựng kim chỉ, cái kéo và tấm biển nhỏ, ông cần mẫn với công việc, trải qua năm tháng bám trụ với nghề.

Mưu sinh nơi hè phố

Quê tỉnh Hải Dương, ông Cứ cùng gia đình vào Cà Mau lập nghiệp. Cuộc sống ở vùng đất mới còn nhiều khó khăn, lăn lộn đủ nghề để kiếm sống nhưng không thể bám trụ được, ông chuyển sang sửa quần áo cũ. Đến nay ông đã có kinh nghiệm gần 30 năm.

Ông Đinh Bá Cứ với công việc hằng ngày.

Ông Cứ tâm sự, nhờ được vỉa hè của một người quen trên đường Trần Hưng Đạo để hành nghề. Chỉ khoảng 1m2, đủ kê một chiếc máy may, một cây dù che nắng, che mưa. Đây là không gian để mưu sinh của một người thợ.

Với ông Cứ, nghề sửa quần áo không cần không gian rộng, chỉ cần tiện đường qua lại tự khắc sẽ có nhiều người chú ý và thu hút khách. Gần chợ, trường học, tập trung nhiều shop quần áo nên đây là địa điểm thuận lợi để thợ may kiếm sống.

“Mỗi ngày khu vực này có khoảng 10 người kê máy may, mỗi người một góc lề đường để hành nghề. Đây là nghề tự do, không phụ thuộc bất kỳ ai. Công việc tương đối ổn định, mỗi ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mới về. Những ngày hàng nhiều phải đem về nhà làm cả ban đêm. Công việc này mỗi tháng thu nhập khoảng 5 triệu đồng”, ông Cứ bộc bạch.

Chị Đinh Thị Trang, thợ sửa đồ tại chợ Phường 7, TP Cà Mau, cho biết, sửa quần áo là nghề "làm dâu trăm họ”, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, tận tâm để khách hàng vừa lòng. Người thợ phải thoả mãn họ về chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hẹn, tính giá mềm, có như vậy làm nghề mới lâu bền được.

Theo chị Trang, sự phát triển của ngành may mặc, với nhiều mặc hàng đa dạng, làm cho nhu cầu sửa quần áo mới nhiều hơn quần áo cũ, nhờ vậy nghề sửa quần áo được duy trì đến ngày nay. Đa phần là đồ mới, chỉ lên lai, bóp lưng, nới lưng… làm đơn giản nên tiền công không cao. Dù vậy, vì nghề này lấy công làm lời, ngày đắt hàng bù lại ngày vắng khách nên thu nhập tương đối ổn định.

“Tiền công dao động từ 5.000-15.000 đồng/cái. Với những trang phục đòi hỏi sự phức tạp, thợ lấy từ 30.000-40.000 đồng. Những ngày đắt hàng tôi kiếm được trên 200.000 đồng, mỗi tháng thu nhập từ 5-6 triệu đồng”, chị Trang chia sẻ.

Nuôi con học thành tài

Với vợ chồng ông Cứ, nghề sửa quần áo tuy thu nhập không cao nhưng giúp ông có điều kiện lo cho con cái học hành. “Thấy cha mẹ vất vả mưu sinh, 2 đứa con tôi cố gắng học hành tử tế, 1 đứa thi đậu vào ngành Kế toán, Trường Đại học Bình Dương, 1 đứa tốt nghiệp Cao đẳng Y tế, hiện đang làm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ”, ông Cứ tự hào.

Tương tự ông Cứ, ông Nguyễn Văn Song, 48 tuổi, có thâm niên làm nghề sửa quần áo hơn 20 năm trên đường phố. Trước đây ông làm công nhân trong xí nghiệp may, sau đó bươn chải đủ nghề kiếm sống, không chịu nổi áp lực công việc, cộng với tuổi cao, mắt kém, ông chuyển sang nghề sửa quần áo đường phố với ước muốn kiếm tiền cho con ăn học. Ông Song hiện có con đang học lớp 9, chăm ngoan, học khá. “Mấy chục năm trời mưu sinh kiếm sống, tiết kiệm từng đồng, cũng chẳng thấy dư, nhưng chuyện học hành của con dứt khoát phải lo”, ông Song bộc bạch.

Kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc cũng là lúc trời nhá nhem tối. Vì gia đình, con cái, họ chẳng bao giờ quản ngại vất vả, gian nan…/.

Kim Liếu

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.