ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:47:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực của cậu học sinh khuyết tật

Báo Cà Mau (CMO) Đi lại khó khăn, nói chuyện bập bẹ từng tiếng một, thế nhưng khát khao được đến trường của cậu học trò Nguyễn Tấn Đạt, học sinh lớp 3A1, Trường Tiểu học Đào Duy Từ, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, vẫn sáng mãi từng ngày.

Không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, trong khi các bạn chạy nhảy vui đùa thì Đạt chỉ có thể đứng từ xa dõi theo. Tuổi thơ của một đứa trẻ hiếu động chôn chặt bên đôi bàn chân yếu ớt.

Mẹ của Đạt, chị Lê Ngọc Huyền, tâm sự: “Sinh thiếu tháng, từ nhỏ bé Đạt phải hấp điện nên không hoạt bát như những đứa trẻ khác. Cứ nghĩ vậy thôi, nhưng đến tháng thứ 5 thấy bé chậm phát triển, đặt đâu nằm đó. Gia đình đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng I thì trên đó chẩn đoán bé chậm phát triển tâm thần vận động, di chứng để lại là phát âm khó khăn, chân yếu tự đi lại không được, phải có người dìu dắt”.

Cứ nghe ai mách thầy thuốc nào giỏi là gia đình đưa Đạt đến chữa trị.

Mặc dù gia đình chị Huyền cố sức chạy chữa thuốc thang cho con nhưng tình hình không khá mấy, của cải trong nhà cứ vơi theo. Kinh tế gia đình suy sụp, việc chạy chữa cũng ngừng lại. “Ai chỉ chỗ nào hay, bác sĩ giỏi, tôi cũng bồng bế cháu đi....”, chị Huyền thở dài.

Năm lên 10 tuổi, Đạt được mẹ cho đến trường như các bạn, nhưng với thân phận là “học gửi”. Do đi lại khó khăn, phần trường cách nhà khá xa (3,5 km) phải chèo xuồng, đi xe nên mỗi ngày 2 bận cha em phải chèo chống đến trường rồi ở lại học cùng con. Suốt 3 năm liền không quản ngại nắng mưa Đạt đã đến trường bằng cách như thế.

Anh Nguyễn Út Anh, 34 tuổi, cha Đạt, cho biết: “Đưa con đi học rồi phải ở lại với con, lỡ khi nó mắc đi vệ sinh, khát nước, hoặc mệt giữa chừng thì mình chạy vô lo, chứ đâu thể nhờ cô giáo làm thay hoài được”.

Từ lúc Đạt lọt lòng đến nay, chưa phút giây nào chị ngừng lo lắng: “Ổng (cha Đạt) không có nghề ổn định, ai thuê gì làm đó, bữa làm hồ, bữa khiêng đất..., còn tôi thì đi phụ cho một tiệm tạp hoá trong xã, mỗi ngày tiền công được 100 ngàn đồng, làm từ sáng đến tối mới về”.

Lúc này, vai trò người cha, mẹ trong gia đình được hoán đổi cho nhau, nhưng tất cả đều để chăm lo tốt cho đứa con. Dù chậm phát triển nhưng Đạt rất siêng năng, cần cù, ham học, trừ khi bệnh nặng chứ chưa bao giờ em nghỉ học vô cớ. Đến trường là một niềm vui và những lúc thế này cha em lại thấy con cười nhiều hơn trước.

Đạt rất hiền, vẻ mặt có chút ngô nghê, nhưng đổi lại em có đôi mắt đen láy như biết nói. Mỗi khi ai đặt câu hỏi, Đạt chậm rãi nghe rồi trả lời từ tiếng một, dù phát âm còn chưa tròn, nhưng đây là nỗ lực rất lớn từ những ngày cha mẹ tập nói, tập đi cho Đạt.

Mẹ Đạt cho biết: “Vô lớp đa phần là Đạt chỉ ngồi học rồi ghi chép chứ ít khi phát biểu nhưng về nhà bài tập làm rất tốt. Bé thích học nhất là môn Toán, cứ rảnh là tôi lại tập cho con đi từng bước, rồi tập nói. Mong một ngày con sẽ tiến triển tốt hơn”.

Thời gian trôi, Đạt lớn lên từng ngày, mang theo niềm hy vọng của cha, niềm tin yêu của mẹ. Đạt đến trường đều đặn và niềm vui mỗi năm học kết thúc là tấm giấy khen cùng phần thưởng đem về nhà. Đó là món quà động viên cho nghị lực không buông xuôi số phận của cậu học trò khuyết tật, giúp em toả sáng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào./.

Nhi Nhi

Tham khảo Kiếm tiền nhanh

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.