ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 21:00:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực của ông Sáu

Báo Cà Mau (CMO) Có lẽ đã quen với hình ảnh người đàn ông có cái chân giả hằng ngày lấm tấm mồ hôi miệt mài bên từng miếng gỗ, nên khi hỏi đến tên ông Ngự (Mai Văn Ngự, Khóm 4, thị trấn Thới Bình) ai cũng chỉ về hướng mé bên kia sông và gọi bằng cái tên thân thương là ông Sáu.

Chỉ mất không quá 5 phút ngồi trên chiếc đò chèo đã được đặt chân tới trại mộc của ông. Trại mộc nằm sát mé Sông Trẹm, ông Sáu đôi chân bước đi khập khiễng không quên đón khách bằng nụ cười trìu mến. Nước da bắt nắng, đôi tay nhăn nheo và hằn lên những vết chai sạn là dấu tích của những năm tháng ông bươn chải với nghề.

Ông Sáu là người con của núi rừng Tây Nguyên, quê gốc ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 1980, khi đó còn là một thanh niên khoẻ mạnh, ông đi bộ đội. Một lần trên đường về thăm nhà, ông không may bị tai nạn giao thông mất chân trái. Kể từ ngày định mệnh ấy, cuộc sống của ông gặp muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, những ngày tháng ngắn ngủi trong môi trường quân đội đã rèn cho ông nghị lực lớn lao.

Dù đôi chân không lành lặn nhưng ông Sáu không ngại việc nặng nhọc, vất vả.

Sau khi được điều trị, để nguôi ngoai nỗi buồn, ông quyết định rời nơi chôn nhau cắt rốn đến những vùng đất mới. Ông Sáu nhớ lại: “Tôi đã đi qua nhiều vùng đất, nhưng khi đến Cà Mau, tôi cảm nhận được tình đất, tình người nơi đây thật gần gũi và dễ mến nên chọn nơi đây gắn bó cuộc đời mình”.

Năm 1988, ông Sáu lập gia đình và những đứa con lần lượt ra đời. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Không đất sản xuất, không có vốn để làm ăn, ông Sáu và vợ phải vất vả đi làm thuê đủ mọi nghề.

Nhớ lại những ngày mới vào vùng đất lạ lập nghiệp, ông không khỏi bùi ngùi: “Đối với người bình thường đã khó, còn tôi lại mất 1 chân, không người thân, không vốn liếng nên càng khó khăn trăm bề. May mắn được người quen cho ở đậu, tôi đi làm gỗ mướn. Ai ngờ công việc ấy đã giúp gia đình tôi trụ vững qua khó khăn đến ngày hôm nay”.

Từ một người chuyên đi làm công cho trại mộc, không khuất phục trước hoàn cảnh, ông Sáu mạnh mẽ vượt lên số phận. Nhờ siêng năng và tiết kiệm, gần 4 năm nay, ông Sáu đã lập nên trại mộc của riêng mình với đầy đủ trang thiết bị máy móc. Ngày càng nhiều người biết đến những sản phẩm của trại mộc ông.

Giờ đây cuộc sống gia đình ông Sáu đã qua những ngày khó khăn, con gái lớn đã lập gia đình, một đứa học nghề làm nhôm và một đứa đang học văn hoá. Từ sự nỗ lực không ngừng, người đàn ông giàu nghị lực này còn tích luỹ tiền mua hơn 1 ha đất sản xuất.

Với hai bàn tay trắng và đôi chân không lành lặn, những thành công đến từ sự nỗ lực của bản thân, ông Sáu chiêm nghiệm: “Tôi cố gắng làm và luôn nghĩ chỉ có bản thân mới có thể giúp mình. Mình tàn nhưng không phế và đừng nên trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.

Nhiều năm qua, ông Sáu được biểu dương tại hội nghị người khuyết tật của tỉnh. Câu chuyện không khuất phục trước số phận và hoàn cảnh của ông Sáu chính là tấm gương sáng giữa đời thường đáng để noi theo, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hay khiếm khuyết trên cơ thể./.

Kim Chi

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.