ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 09:52:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực “thép” của người phụ nữ khuyết tật

Báo Cà Mau Chị Thái Thị Thật sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng thuộc ấp Tân Ðức, xã An Xuyên, nay là Khóm 4, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau. Là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em, khi sinh ra, chị cũng lành lặn như bao trẻ khác.

Chị Thái Thị Thật sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng thuộc ấp Tân Ðức, xã An Xuyên, nay là Khóm 4, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau. Là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em, khi sinh ra, chị cũng lành lặn như bao trẻ khác.

Năm 2 tuổi, sau khi trải qua cơn sốt, chân và tay phải của chị dần teo tóp không thể cử động. Thương con, ai chỉ thuốc gì hay, ông Thái Ðắc Hưng và bà Nguyễn Thị Nhân đều tìm về cho con gái uống. Sau một năm tích cực chạy chữa, tay chân Thật dần cử động nhưng vẫn teo tóp. Nhìn con gái lê từng bước chân khó nhọc, ông Thái Ðắc Hưng xót xa vô cùng.

Sống với con cháu là niềm vui của chị Thật lúc tuổi già.

Người cha tâm sự: “Phải chi hồi đó y học tiến bộ như bây giờ, Thật được tiêm vắc-xin lúc nhỏ hay điều trị bằng vật lý trị liệu. Và phải chi nhà có tiền thì đâu đến nỗi”.

Thương con gái phải chịu thiệt thòi, sợ con mặc cảm với bạn bè, gia đình luôn hết lòng yêu thương chị và ra sức bù đắp cho chị tất cả những gì có thể.

Năm chị 16 tuổi, mẹ mất, mọi gánh nặng lớn nhỏ trong ngoài đều một mình cha quán xuyến. Với chị, ông Thái Ðắc Hưng vừa là người cha mẫu mực, vừa là người mẹ đảm đang mà chị hết lòng thương yêu, kính trọng.

Chiến tranh đã lấy đi một phần thân thể khiến ông trở thành thương binh, nhưng ông vẫn tiếp tục cống hiến cho cách mạng và dạy học chống mù chữ cho hàng trăm học trò, thanh niên, bà con nghèo ở địa phương. Và chính ông cũng là người thầy dạy Thật biết đọc, biết viết.

Hình ảnh mẫu mực của người cha đối với các con và lòng trung dũng với cách mạng của ông Thái Ðắc Hưng là tấm gương sáng để Thật soi mình và quyết tâm theo cha làm cách mạng. Chị trở thành nữ giao liên hợp pháp, mưu, dũng, sống ngay trong vùng địch. 17 tuổi chị đủ chín chắn để nhìn thấy dã tâm của quân giặc, nỗi đau mất mát của dân tộc và làng quê điêu tàn vì khói lửa chiến tranh.

Trong thời gian từ năm 1968 đến cách mạng thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975, bằng sự mưu trí, xử lý tình huống khéo léo và lòng gan dạ, chị đã qua mắt được bọn lính gác, bảo vệ hương thôn, để chuyển giao thư thành công, chưa lần nào bại lộ. Bọn giặc không thể ngờ rằng, người con gái với đôi chân khập khiễng, đi lại khó khăn lại là mạch máu, là trái tim, là người “lính đường dây” đúng nghĩa của cách mạng.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giao liên, chị Thật cũng từng đấu tranh trực diện, nhiều lần đấu khẩu làm bọn bảo vệ hương thôn đuối lý, lặng lẽ rút lui khi chúng nghi ngờ gia đình chị hoạt động bí mật và chứa chấp Việt cộng.

Hoà bình lập lại, những mảnh đất bị bom cày, đạn xới giờ đã được bao phủ bởi những mầm xanh của rau, của lúa. Người dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Chị cũng mong có một gia đình đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, và mơ ước ấy cứ ngỡ không thể nào thành hiện thực.

Thế nhưng, định mệnh khiến cuộc đời chị rẽ sang trang mới khi ông tơ bà nguyệt đưa đường chỉ lối cho chị gặp gỡ một thanh niên cũng từng làm công tác giao liên và cũng cùng hoàn cảnh tật nguyền như chị. Sự cảm thông đã khiến họ gắn bó yêu thương và quyết định kết duyên cùng nhau.

Ðặng Hùng Dũng là tên chồng chị. Tuy tật nguyền nhưng anh là thợ điện giỏi nghề, được mọi người tín nhiệm, quý mến. Anh luôn sống đôn hậu, thật thà, chịu thương, chịu khó.

Những tưởng chị sẽ hạnh phúc trọn vẹn bên người chồng hết mực yêu vợ, thương con, nhưng bất hạnh cuộc đời lại đến với người phụ nữ tật nguyền Thái Thị Thật khi cái chết bất ngờ của người chồng ập đến. Cú sốc đó khiến chị suýt quỵ ngã. Lúc đó, chị mới 31 tuổi, cái tuổi quá trẻ để chịu đựng nỗi mất mát.

Trong tột cùng nỗi đau, chị đã gượng đứng lên, bởi giờ đây chị không chỉ làm mẹ mà còn đảm nhận vai trò người cha của 3 đứa con. Chị không cho phép mình gục ngã.

5 công ruộng được ông Thái Ðắc Hưng cho khi lập gia đình là nguồn sống duy nhất của 4 mẹ con chị.

Với người lành lặn lao động nuôi con đã khó, trong khi chị tật nguyền lại một nách ba con đang tuổi ăn tuổi lớn. Quanh năm chị làm lụng vất vả cũng chỉ đủ gạo ăn. Chị phải làm thêm nhiều nghề để nuôi con.

Năm 1995, khi Nhà nước có chủ trương chuyển đổi phương thức canh tác từ làm ruộng kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản, chị Thật mạnh dạn đề xuất với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã vay vốn để đào ao, mương nuôi tôm, cá bống tượng. Cùng lúc, chị còn làm chuồng nuôi gà, vịt, heo, trồng rau, cải xung quanh nhà.

Ðể tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập, hằng ngày chị đặt rượu để lấy hèm cho heo ăn. Bằng cách làm này, chị vừa có tiền nuôi các con ăn học, trả nợ vay, vừa tích luỹ xây dựng căn nhà cơ bản trị giá 300 triệu đồng.

Chị Thật vui vẻ cho biết: “Trung bình đàn heo trong chuồng lúc nào cũng có  trên dưới 20 con. Nhờ “mát tay” nên heo nuôi khoảng 6 tháng đều trên 100 kg. Mỗi năm, tôi xuất chuồng 2 đợt heo thịt và heo con bán từ 110-150 triệu đồng. Thu nhập từ nuôi cá, gà, vịt, tôm cũng được 50 triệu đồng”.

Lãi sau khi trừ chi phí chăn nuôi, trồng trọt mỗi năm, chị thu về tầm 150 triệu đồng, một con số khiến nhiều người phải mơ ước và thán phục.

“Chị Thái Thị Thật là người phụ nữ khuyết tật tiêu biểu nhất, giàu nghị lực nhất trong tổng số 92 người khuyết tật ở phường Tân Xuyên”, ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Hội Bảo trợ và người tàn tật và trẻ mồ côi phường Tân Xuyên, cho biết.

“Chị Thật cũng là phụ nữ khuyết tật tiêu biểu trong 800 người khuyết tật ở TP Cà Mau, là đại biểu duy nhất ở TP Cà Mau được nhận bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thành tích vượt khó vươn lên trong học tập, lao động giai đoạn 2013-2015. Chị luôn sống chan hoà, nhiệt tình giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần cho những người cùng cảnh ngộ và bà con hàng xóm”, ông Võ Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Bảo trợ và người tàn tật và trẻ mồ côi TP Cà Mau, tiếp lời.

Chị Phạm Kim Vàng, con dâu út của chị, tự hào về mẹ chồng mình: “Năm nay mẹ 65 tuổi, phải uống thuốc thường xuyên nhưng không bao giờ bà nghỉ ngơi, hết làm việc nhà thì trông cháu… Mẹ không muốn mình làm gánh nặng cho gia đình. Cả đời mẹ sống vì con, vì cháu. Mẹ là tấm gương sáng để chị em chúng tôi học hỏi, noi theo”.

Nhìn lên di ảnh của người chồng quá cố, chị Thật thấy nhẹ lòng vì mình đã làm tròn lời hứa với chồng lúc lâm chung: chăm lo cho các con nên người…

Bài và ảnh: Thiện Nhân

Liên kết hữu ích

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.