ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 22:37:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực vươn lên của gia đình 3 thế hệ nhiễm chất độc da cam

Báo Cà Mau (CMO) Gia đình ông Lữ Thành Tâm ngụ ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, là cựu chiến binh. Gia đình ông cả 3 thế hệ đều gánh chịu hậu quả năng nề của chất độc màu da cam mà ông đã phơi nhiễm trong kháng chiến.

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Phong Thạnh A (Giá Rai, Bạc Liêu), năm 1971, ông Lữ Thành Tâm vào du kích. Năm 1980, ông về sinh sống tại ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Cũng như bao thanh niên khác, ông xây dựng cuộc sống gia đình và lần lượt đón những đứa con trong niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, đến năm 1997, khi người con trai thứ hai (Lữ Thanh Toàn) ra đời, phát hiện bàn chân của con có dấu hiệu lạ, nhưng do hoàn cảnh gia đình nên ông Tâm chỉ có thể đưa con đi khám ở những cơ sở y tế gần nhà và chưa được sự kết luận rõ về dị tật này. Toàn lớn dần nhưng thường xuyên bệnh tật, sức khoẻ yếu ớt và hầu như không làm được việc nặng, chuyện học hành cũng gặp nhiều khó khăn nên đành phải tạm dừng lại khi vừa học xong lớp 11. 

Năm 2011, đột nhiên sức khoẻ ông Tâm ngày một yếu dần, cơ thể bị sưng phù, kèm theo đó là chảy máu lỗ chân lông, móng ở bàn tay và chân bị sứt. Sau vài tháng nằm điều trị ở bệnh viện, ông được Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Cà Mau kết luận bị dị dạng cột sống. Đến lúc này ông mới biết chất độc quái ác đã tiềm tàng trong cơ thể mình suốt bao nhiêu năm tháng qua mà khoảng thời gian bị ảnh hưởng trực tiếp chính là lúc hoạt động du kích (từ 1971-1975) tại vùng Ông Chol, Bến Mã. Người con trai cũng được kết luận bị dị tật chi dưới do ảnh hưởng từ chính cha ruột của mình.

Gia đình cựu chiến binh Lữ Thành Tâm với 3 thế hệ nhiễm chất độc da cam.

Cứ tưởng những mất mát chỉ dừng lại ở đó, nhưng trớ trêu thay, 2 con của anh Toàn là Lữ Thu Trân (sinh năm 2014) và Lữ Bá Thông (sinh năm 2016) sinh ra đều bị dị tật chi dưới giống hệt cha của chúng, sức khoẻ yếu, đi lại không vững vàng. 

Năm 2006, cựu chiến binh Lữ Thành Tâm được Đảng uỷ, UBND xã Tân Thuận tín nhiệm đề đạt giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã. Lúc đầu ông có nhiều lo lắng, phần vì sức khoẻ không cho phép, mặt khác lại e dè về năng lực của mình khó có thể đảm đương trách nhiệm lớn, nhưng được sự ủng hộ tất cả mọi người ông quyết tâm ra sức học hỏi từ người đi trước, trau dồi kiến thức từ các lớp tập huấn, sinh hoạt... và mọi việc ngày một suôn sẻ. Địa phương luôn thấy hình ảnh một Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tận tâm, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của các hội viên cựu chiến binh trong xã. 

Năm 2012, ông tiếp tục được Đảng uỷ, UBND xã phân công giữ chức vụ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của xã. Mặc dù biết tình trạng sức khoẻ nhưng với vai trò mới, ông tiếp tục phấn đấu, cống hiến nhằm kịp thời giúp đỡ bà con nhân dân trên địa bàn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

Bước chân của ông Tâm luôn miệt mài trong việc vận động tài trợ, ủng hộ từ các nhà hảo tâm khắp nơi để mang về giúp các hộ nghèo, đau yếu bệnh tật. 

Không chỉ hoàn thành xuất sắc vai trò công tác xã hội, ông Tâm còn ra sức lao động, sản xuất. Khoảng đất vuông của gia đình từ lâu được ông chọn nuôi tôm quảng canh. Nhận thấy đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp nhưng tính bền vững cao, ông trao đổi kinh nghiệm với những hộ dân khác, tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua sách vở, các phương tiện truyền thông và nhiều năm qua luôn thu về lợi nhuận ổn định khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Noi gương cha, anh Lữ Thanh Toàn cũng quyết phấn đấu vươn lên để không trở thành gánh nặng của xã hội. Ý thức được bản thân bị tật, sức khoẻ yếu không cho phép làm công việc nặng nhọc, từ hơn một năm nay, bằng chính đam mê đối với điện gia dụng, Toàn lên mạng tìm tòi, học hỏi và tự mày mò để làm ra sản phẩm máy bơm chìm và bán qua mạng online không chỉ cho khách hàng trong tỉnh mà còn ở khắp các tỉnh, thành lân cận. "Do không được học qua trường lớp nên ban đầu gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra cứ gặp trục trặc nhưng mình không nản chí mà tiếp tục sửa chữa để hoàn thiện, hết cái này đến cái kia khi nào thấy được thì thôi. Không đi làm được thì mình làm ở nhà, miễn sao có thể giúp gia đình phần nào và sống có ích là bản thân đã thấy vui lắm rồi", Toàn chia sẻ với nụ cười đầy sự tự tin.

Sản phẩm máy bơm chìm của Toàn có 2 loại, loại nhựa có giá bán 200.000-300.000 đồng và loại tốt hơn 500.000 đồng làm bằng nhôm. Qua mạng online, mỗi tháng Toàn bán được khoảng 15 sản phẩm, sau khi trừ chi phí lợi nhuận hơn 2 triệu đồng. Tuy số tiền không nhiều nhưng mang lại cho chàng trai trẻ sự phấn khởi rất lớn, là động lực để tiếp tục cố gắng mong có thể giúp đỡ gia đình.

"Gia đình tôi còn may mắn hơn rất nhiều những nạn nhân đang ngày đêm phải chịu sự giày vò, đau đớn, nên hễ còn sức là còn cố gắng sống thật có ích cho xã hội và để 2 đứa cháu nội sau này lớn lên nhìn vào tấm gương của ông, cha mà noi theo", ông Tâm khẳng khái./.

Trần Hoàng Phúc

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.