Thực tế hiện nay, các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương đều có hiện tượng quá tải, cụ thể là tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám và nằm viện luôn vượt quá mức quy định. Tại các trạm y tế, các chương trình y tế được triển khai mở rộng và ngày càng chi tiết hơn, trong khi đó biên chế tại các cơ sở không tăng, đặc biệt là cơ cấu trạm y tế dựa trên dân số của xã không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế hiện nay, các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương đều có hiện tượng quá tải, cụ thể là tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám và nằm viện luôn vượt quá mức quy định. Tại các trạm y tế, các chương trình y tế được triển khai mở rộng và ngày càng chi tiết hơn, trong khi đó biên chế tại các cơ sở không tăng, đặc biệt là cơ cấu trạm y tế dựa trên dân số của xã không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian gần đây, người ta nói khá nhiều về nhân viên y tế, cho là họ sa sút tinh thần trách nhiệm và phong cách phục vụ. Thỉnh thoảng dư luận lại lên án trường hợp bác sĩ, điều dưỡng hay một nhân viên nào đó sai sót trong điều trị, chăm sóc, phân biệt đối xử, thể hiện sự khó tính, hời hợt, thiếu cẩn thận, không chu đáo, có sự đòi hỏi, đôi khi quá vụ lợi khi thực hiện nhiệm vụ. Trong khi có nhiều tấm gương tận tuỵ, hết lòng hết sức phục vụ bệnh nhân, không ngại khó khăn, nguy hiểm lại ít được nói đến hoặc nhắc đến nhưng không đầy đủ, không trọn vẹn. Và cuối cùng, một kết luận chung chung được đưa ra: đạo đức của ngành y đã giảm sút ở mức đáng lo ngại!
![]() |
Ðoàn y, bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh khám, chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Ảnh: TRẦM NGHĨ |
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của ngành y, nơi này nơi khác đều có những vụ việc làm tổn thương đến lòng nhân ái và phẩm chất tốt đẹp của một ngành nghề vốn cao quý. Nhưng bình tâm mà xét, tuy sự việc có xảy ra nhưng những sự việc đó không quá phổ biến đi đến bi quan và có nhận định không đúng, đang có sự buông thả về đạo đức của ngành y. Trái lại, toàn ngành luôn có sự phấn đấu vượt qua thử thách trong thời kỳ mới, nhằm khôi phục lại tính trong sáng vốn có của ngành. Quy định của Bộ Y tế về 12 điều y đức là một trong những cố gắng đó, là mục tiêu phấn đấu của toàn thể công chức, viên chức ngành và là cơ sở đánh giá đạo đức nghề nghiệp của mỗi người thầy thuốc.
Bác sĩ Lâm Quốc Việt, nguyên Trưởng Phòng Y tế TP Cà Mau, chia sẻ: "Lâu nay, nhiều người, ngay cả nhân viên y tế, cứ nghĩ rằng y đức là những gì to tát, là những vấn đề liên quan đến yếu tố chuyên môn sâu nhiều hơn, mà quên rằng y đức không ở đâu xa, đó là những việc hằng ngày, hằng giờ tại cơ sở y tế. Ðối với nhân viên quản lý, cần nêu cao tinh thần phục vụ sức khoẻ cho cộng đồng và xã hội bằng những chủ trương, đường lối tốt hơn. Ðối với người trực tiếp phục vụ, ngoài chuyên môn giỏi còn phải thực hiện tốt việc giao tiếp, ứng xử với người bệnh, người nhà bệnh nhân với tấm lòng thương yêu, trìu mến như người thân ruột thịt của mình".
Thực hiện y đức không phải là hô hào khẩu hiệu, không chỉ là 12 điều quy định về y đức treo tại các cơ sở y tế, mà phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể của từng nhân viên trong ngành. Ðây là việc làm rất thực tế, được thể hiện trong công việc hằng ngày, từ những việc nhỏ nhất của mỗi nhân viên y tế. Nó phải được thể hiện ngay từ khi tiếp đón bệnh nhân bằng cử chỉ ân cần, thăm khám tận tình, hướng dẫn chu đáo, điều trị đúng phác đồ chuyên môn; từ việc kê đơn thuốc sao cho vừa trị được bệnh, vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân, nhất là đối với bệnh nhân nghèo. Người bệnh khi phải xa nhà đến bệnh viện hay trạm y tế là đã khốn khó trăm bề, vừa đau đớn do bệnh tật, vừa lo lắng về kinh tế để có tiền mua thuốc, tiền nuôi dưỡng người bệnh và người thân theo chăm sóc. Vì vậy, người thầy thuốc cần phải rèn luyện thêm khả năng giao tiếp, ứng xử.
Thái độ khiêm tốn, tế nhị, khéo léo, biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân./.
Bùi Thị Thanh Lan