ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 17:29:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghiêng mình trước ngày Giỗ Tổ

Báo Cà Mau (CMO) Mới hồi năm ngoái này thôi, vừa tới đầu tháng 3 âm lịch là anh em ở quê râm ran gọi điện hỏi: Giỗ Tổ năm nay mày có về không? Những cuộc gọi, cộng thêm sự phân công của đơn vị về Đền thờ Vua Hùng viết bài, ghi hình mà nghe khí thế “máu đỏ, da vàng” hừng hực.

Như vòng tuần hoàn, hễ ra Giêng (vừa nghỉ Tết xong) là đôi chân lại vụt hướng về những vùng đất “linh thiêng” ở xứ Thới Bình. Vừa để “học thuộc” các nghi thức, nghi lễ truyền thống được truyền đời, vừa tận tai, tận mắt nghe và thấy những di tích lưu truyền trong dân gian.

Đó là sắc phong thần đình Tân Lộc, đó là câu chuyện bảy, tám đời Chánh bái thay nhau liều mình giữ bản sắc thần của vua ban hồi cách nay hơn 170 năm; đó còn là những câu chuyện kính vua, thờ vua, lập miếu, dựng đền của người dân.

Ở Tân Phú, giờ hỏi địa danh Giao Khẩu ít người biết hơn là hỏi Đền thờ Vua Hùng. Ai cũng sẵn lòng, rành rọt chỉ đường. Nhiều người còn nhớ và kể rành mạch về lịch sử lập đền như: trước đây là miếu Ông Vua, sau mới lập đền; người dân cùng nhau góp cây lá dựng nên…. Và rồi, từ hành động sùng bái ngày xưa được lưu truyền đã trở thành truyền thống trăm năm được chính quyền công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2011.

Gặp người cao niên nhất, gắn bó với Đền thờ Vua Hùng nơi đây cả thời gian dài như ông Phan Văn Thông, người dân thường gọi chú Bảy Thông, ông cũng kể y như vậy. Nhưng ông Bảy năm nay đã hơn 65 tuổi, chỉ bằng 1/3 tuổi của đền thờ này. Đôi lúc ông cũng dè dặt: "Nhiều chi tiết liên quan đến thời xưa nên giờ mình không rõ lắm, phải nhờ mấy anh cán bộ ở Ban Quản lý Di tích tỉnh dịch thuật và “giải mã” những dòng chữ, những hình, tượng và tục, lễ ở đền.

Có một điều rất lạ, một địa chỉ tâm linh, sùng bái quy tụ hàng ngàn người mỗi dịp Giỗ Tổ mùng 10/3 lại không hề phát sinh mê tín dị đoan. Ông Trần Văn Bảo, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, kiêm Trưởng ban Quản lý di tích Đền thờ Vua Hùng, trần tình: "Nhiều năm qua, tình hình an ninh liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và thờ tự ở Tân Phú luôn đảm bảo, nhất là khu vực Đền thờ Vua Hùng. Không ai về đây dâng hương để cầu mong sự viển vông, mê tín".

 
Nghi thức dâng hương, tiến tửu và vật phẩm địa phương nhân ngày Gỗ Tổ Vua Hùng được duy trì hơn 150 năm qua ở Cà Mau.  

Đã 12 năm qua, người lao động Việt Nam ai cũng quen với ngày Giỗ Tổ bằng sự kiện lớn, đó là tất cả được nghỉ và hưởng nguyên lương. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, phù hợp với tâm tư, tình cảm của đồng bào cả nước, vào ngày 6/3/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ chuẩn bị trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất người lao động được nghỉ thêm ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Nếu ngày này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Ngày 28/3/2007, Quốc hội nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ về dự luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm và có hiệu lực thi hành ngay.

Đến ngày 2/4/2007, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động. 1 tuần sau, ngày 11/4/2007, Chủ tịch nước ký Lệnh số 02/2007/L-CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động. Năm ấy là năm Đinh Hợi (tức ngày 26/4/2007).

Việc đồng ý để người lao động được nghỉ việc thêm 1 ngày và được hưởng nguyên lương sẽ nâng tổng số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm tăng lên (so với trước đó). Vấn đề này, tuy có thể ít nhiều ảnh hưởng tới chi phí tiền lương, tiền công, song ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, có ý nghĩa chính trị - giáo dục đặc biệt.

Ngày Giỗ Tổ năm nay không tổ chức và địa phương cũng tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân hiểu rõ. Năm nay, cận kề ngày Giỗ Tổ có một kỳ nghỉ dài nhất, nhưng là nghỉ “bất khả kháng” - phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày Giỗ Tổ từ lâu đi vào tiềm thức, tâm khảm thì dù không thể tổ chức nghi lễ; mỗi người không trực tiếp trẩy hội, dâng hương Đền thờ Vua Hùng, nhưng tin chắc rằng dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu vẫn luôn hướng về nguồn cội./.

Phong Phú

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.