ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 30-12-24 02:39:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngọc Hiển chủ động phòng, chống thiên tai

Báo Cà Mau Ngọc Hiển có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển 98 km. Ða phần người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt, nuôi thuỷ sản. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa dông, lốc xoáy, triều cường dâng cao dẫn đến nhiều vụ ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Ngọc Hiển có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển 98 km. Ða phần người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt, nuôi thuỷ sản. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa dông, lốc xoáy, triều cường dâng cao dẫn đến nhiều vụ ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Trước thực trạng đó, bằng nhiều cách làm thiết thực, huyện Ngọc Hiển đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra 2 vụ chìm tàu trên biển và 10 vụ sạt lở đất ven sông, làm thiệt hại khoảng 1,4 tỷ đồng; sập 11 căn nhà, ước thiệt hại trên 110 triệu đồng; triều cường dâng làm sập và cuốn trôi 317 miệng đáy hàng khơi của 6 hộ dân, thiệt hại trên 825 triệu đồng... Thời tiết diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác, đánh bắt, nuôi thuỷ sản của bà con nông dân.

Bộ đội Biên phòng Ngọc Hiển hướng dẫn người dân mặc áo phao khi hoạt động khai thác trên biển.

Ðể giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, huyện Ngọc Hiển đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tập trung quy hoạch các tuyến dân cư ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống người dân ở những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai; đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là tôn tạo, kiên cố đê ngăn triều cường. Ngoài ra, huyện còn đầu tư nâng cấp và kiên cố các tuyến đê ven biển với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai, đồng thời trồng cây xanh bảo vệ môi trường, không khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hiển tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn ở những vùng trọng điểm, vùng ven biển để có biện pháp phòng tránh, ứng phó kịp thời khi xảy ra mưa bão và triều cường.

Ðể chủ động các phương án ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, nước dâng, sạt lở, ngập lụt, triều cường theo từng cấp độ của thiên tai, huyện luôn quán triệt và thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, huyện còn bổ sung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đảm bảo điều kiện làm việc của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Ðồng thời, phối hợp với các đồn biên phòng trên địa bàn huyện thường xuyên kiểm tra các tàu thuyền khi ra khơi và bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện việc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra.

Thượng uý Dương Hùng Thanh, Ðồn Biên phòng Rạch Gốc, cho biết: “Ðồn Biên phòng thị trấn Rạch Gốc tham mưu cho UBND thị trấn Rạch Gốc và UBND xã Tân Ân ra quyết định thành lập đội tàu thuyền an toàn. Ðội tàu đều đảm bảo trang thiết bị an toàn của người và phương tiện khi ra biển hoạt động theo Nghị định 66 của Chính phủ. Các trạm kiểm soát cương quyết xử lý nghiêm các tàu không đảm bảo an toàn khi ra biển hoạt động”.

Hiện nay, huyện Ngọc Hiển có hàng ngàn hộ dân sinh sống theo tuyến sông, rạch và ven các cửa biển. Trong đó, có 232 hộ, với khoảng 905 khẩu, sống theo các tuyến ven biển khu vực rừng phòng hộ xung yếu, chịu ảnh hưởng nặng nề khi có thiên tai xảy ra. Do đó, huyện đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư ven biển, ven cửa sông, có nguy cơ sạt lở cao, kịp thời gia cố, sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo đảm an toàn cho các công trình, hệ thống bờ bao khi triều cường dâng. Thúc đẩy và triển khai thực hiện Ðề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Ông Nguyễn Hoàng Lạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nói: “Hằng năm, huyện Ngọc Hiển xây dựng nhiều kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Ngoài kế hoạch của huyện, chỉ đạo các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch riêng của từng đơn vị. Huyện đã rà soát lại các hộ sống ven biển, ven rừng phòng hộ, những nơi có nguy cơ sạt lở khi có diễn biến thời tiết bất thường, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để đưa số hộ này vào nơi bố trí trước. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chuẩn bị các đội tàu an toàn để hỗ trợ việc tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có sự cố”.

Thời điểm này, huyện Ngọc Hiển cùng với các xã, thị trấn, các đồn biên phòng tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu ở các khu vực xung yếu để nâng cao khả năng chuẩn bị, ứng phó của người dân. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thời tiết, thiên tai; bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến tận ấp, khóm để người dân sẵn sàng ứng phó trước các diễn biến thời tiết phức tạp có thể xảy ra./.

Bài và ảnh: Huỳnh Tứ

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.