ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 18:55:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám bất diệt

Báo Cà Mau 70 năm trước đây giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam Bộ bước sang tuần lễ thứ tư, các trận đánh giữa ta và liên quân Anh - Pháp diễn ra ác liệt ở thành phố Sài Gòn, ngày 17/10/1945, từ tỉnh lỵ Mỹ Tho - nơi đóng cơ quan sơ tán của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, đã phát đi một mẩu tin chiến sự: “Mỹ-tho, 17.10 - Một chiến sĩ Việt Nam tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình,chạy vào khodầu Simon Piétri của địch. Lập tức, kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm”.

70 năm trước đây giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam Bộ bước sang tuần lễ thứ tư, các trận đánh giữa ta và liên quân Anh - Pháp diễn ra ác liệt ở thành phố Sài Gòn, ngày 17/10/1945, từ tỉnh lỵ Mỹ Tho - nơi đóng cơ quan sơ tán của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, đã phát đi một mẩu tin chiến sự: “Mỹ-tho, 17.10 - Một chiến sĩ Việt Nam tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình,chạy vào khodầu Simon Piétri của địch. Lập tức, kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm”.

Hai hôm sau - ngày 19/10/1945, báo chí bắt đầu đưa tin và trân trọng tôn vinh người chiến sĩ đã “tự làm mồi lửa hy sinh” là “Lửa thiêng” (báo Cứu Quốc), là “Ngọn đuốc sống” (tuần báo La République)…

Ngày 23/10/1945, Bác Hồ đã viết trên báo Cứu Quốc: “Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ, cái cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm xăng vào mình để vào đốt kho dầu của địch, tỏ ra rằng một dân tộc có tinh thần cao đến bậc ấy, thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, nguyên Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Nam hoạt động bên cạnh Xứ uỷ và Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ngay trong những giờ phút quyết định nổ súng khán chiến tại Sài Gòn, đã ghi rõ trong hồi ký: “Chiến sự diễn ra ác liệt… Thanh niên và thiếu niên Sài Gòn chiến đấu với tinh thần “bóp nát quả cam” noi gương Trần Quốc Toản năm xưa. Hình ảnh thiếu niên Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho xăng bốc cháy, tiếng đạn nổ, khói lửa mịt mùng, ai nấy tự hào về sức sống mãnh liệt của một em thiếu niên nghèo khổ Sài Gòn (1)”.

Đồng chí nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hai lần làm Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đã viết trong cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm”, xuất Bản năm 1985: “Em bé Lê Văn Tám tẩm dầu đốt kho đạn Thị Nghè”.

Trong bài hồi ký “Từ ngày ấy tôi ra đi”, đồng chí Trần Khắc Minh - nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nguyên Phó Ban Thiếu nhi Trung ương, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sông Bé cho biết, sau ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Lê Văn Tám sinh hoạt chung với đồng chí trong Đội Thiếu nhi Tiền phong ở Đakao - Sài Gòn (2).

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu, nguyên Chủ tịch Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ đã liệt người đốt kho xăng Simon Piétri vào danh sách các chiến sĩ “biệt động”. Đồng chí viết: “Trong thành phố Pháp, nguỵ chẳng những đã bịtấn công không ngớt bằng hình thức đấu tranh chính trị mà còn bị tiêu hao tiêu diệt bằng những hình thức bạo lực,vũ trang. Đâykhông phải nói về các trận đánh của Vệ quốc đoàn, chỉ nói đến các trận thường lẻ tẻ của đôi tự vệ, dân quân, xung kích, biệt động. Ở loại hình chiến tranh này, lúc đầu, vũ khí được sử dụng rất thô sơ: “súng lục bắn ghen”, hộp diêm và chai xăng đốt kho, lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc” (3).

“Súng lục bắn ghen” là khẩu súng 6,35 ly của nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh), 17 tuổi, ám sát tên Hiền Sĩ, Chủ bút tờ báo phản động Phục Hưng, ngày 12/3/1946. “Lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc” là của Võ Hồng Tâm, 18 tuổi, đội viên Ban công tác thành số 1, cắt cổ tên Đại tá Pháp Hans Imfelt trong phòng số 28 khách sạn Hôtel des Nations ở đường Charner (Nguyễn Hiệu). “Hộp diêm và chai xăng đốt kho” là của người chiến sĩ “biệt động” đốt cháy kho xăng Simon Piétri. Ý kiến trên đây của đồng chí Trần Văn Giàu trùng khớp với tư liệu trong bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” viết rằng, người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại ngã ba Cây Thị (4) (nay thuộc phường 11, quận Bình Thạnh).

*

Suốt trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, hình tượng Lê Văn Tám xuất hiện ở khắp nơi: trong “Em bé tẩm dầu”, nhạc của Lê Bình (1946); trong bản nhạc ca ngợi người anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám của Lê Minh Quốc; trong “Đuốc sống”, tranh của Lê Vinh; trong “Em bé tẩm dầu”, kịch của Nguyễn Anh Ngọc (1947); trong “Lửa cháy lên rồi”, kịch của Phan Vũ (1952-1953); trong “Đuốc sáng”, là danh hiệu của nhiều đội thiếu nhi thuở ấy…

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhất là trong 20 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ kháng chiến. Hai công trình lớn ra mắt độc giả gần đây là bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” do đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch Hội đồng biên soạn, tổ chức thực hiện trong 12 năm, được xuất bản năm 2012 và bộ sách “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh” (1930-1945), do Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn trong 10 năm, được xuất bản tháng 4/2014. Các công trình này đều khẳng định người đốt kho xăng Simon Piétri ở Sài Gòn là Lê Văn Tám.

Giữa những ngày mùa thu lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Nam Bộ kháng chiến, chúng ta không thể nào quên “cử chỉ phi thường không sức mạnh nào có thể đè bẹp được của một chiến sĩ tự tẩm xăng vào mình để vào đốt khodầu của địch” ngày 17/10/1945, đã được Bác Hồ tuyên dương trên báo Cứu Quốc.

“Em bé tẩm dầu”, “Ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám nghìn thu sống mãi!./.

Trần Hữu Phước

  1. Hoàng Quốc Việt: “Con đường theo Bác”, Nxb. Thanh niên, HN.2003, tr 160.
  2. “Đứng lên đáp lời sông núi”, tập 1, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên, HN, 1995, tr. 255-261.
  3. Trần Văn Giàu: tuyển tập, Nxb. Giáo dục, HN, 2000, tr. 535.
  4. “Mùa thu rồi ngày hăm ba”, tập 11. Nxb. CTQC, HN, 1996, tr 67.

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.