ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 07:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngừa thiếu ma-giê ở trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu ma-giê trong 1 ngày (mg/ngày) của trẻ nhỏ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi 36 mg; trẻ từ 6-12 tháng tuổi 54 mg; trẻ từ 1-3 tuổi 65 mg; trẻ từ 4-6 tuổi 76 mg; trẻ từ 7-9 tuổi 100 mg.

Ma-giê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu ma-giê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu can-xi và phốt-pho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ ma-giê trong máu giảm nặng, sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.

Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Ma-giê không được tạo ra trong cơ thể mà chỉ được cung cấp từ thực phẩm. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ, cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với mỗi lứa tuổi.

Ma-giê có nhiều nhất trong các loại đậu như đậu xanh (270 mg/100 g), đậu nành (236 mg/100 g) và có mặt hầu hết trong thực phẩm với số lượng nhiều hay ít tuỳ loại.

Thực phẩm nhóm giàu chất bột đường: Gạo (14 mg/100 g), bánh mì (22 mg/100 g), các loại khoai (30 mg/100 g).

Thực phẩm nhóm giàu chất đạm: Thịt (20-30 mg/100 g), hải sản (340 mg/100 g), trứng (11 mg/100 g), sữa bò (16 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu vitamin, muối khoáng: Rau mồng tơi (94 mg/100 g), rau khoai lang (60 mg/100 g), giá (29 mg/100 g), chuối (41mg/100 g), sầu riêng (32 mg/100 g).

Thực phẩm nhóm giàu chất béo: Vừng (350 mg/100 g), lạc (185 mg/100 g).

Để phòng ngừa tình trạng thiếu ma-giê ở trẻ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng. Một bát bột (cháo) luôn phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm, cho trẻ ăn cả xác thực phẩm.

Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi và ăn bột (hoặc cháo). Chỉ cho trẻ ăn cơm khi trẻ được 2 tuổi, đã có đủ răng hàm để nhai. Từ 2-5 tuổi, cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, bữa chính phải đủ chất và lượng, bữa phụ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, chè đậu… chứ không phải nước ngọt, kẹo hay bánh ngọt…

Trẻ lớn hơn 5 tuổi nên tiếp tục uống sữa, bữa ăn luôn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, thức ăn phải đa dạng và phong phú.

Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân quá mức, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Khi trẻ bị bệnh, cần được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh./.

Ngọc Ảnh

Liên kết hữu ích

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.