ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:40:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người Hoa đón Tết Việt

Báo Cà Mau Trong quá trình sống gắn bó, chan hoà với người Việt, cộng đồng người Hoa ở Cà Mau không chỉ tiếp thu những nét đẹp văn hoá của người Việt mà mỗi khi Tết đến Xuân về, những phong tục, nghi lễ đón Tết của họ vẫn được gìn giữ một cách đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa.

Khi tiết trời se lạnh, ngoài sân lất phất những cơn mưa phùn, cây lá đâm chồi nảy lộc, cũng giống như người Việt, người Hoa ở Cà Mau nô nức, tất bật đón xuân sang. Ðể đón mùa xuân thật tinh tươm, trước đó khoảng một tuần, các bà nội trợ bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Ðiểm đặc biệt ở các gia đình người Hoa là vào ngày này, sắc đỏ rực rỡ khắp nơi. Có thể nói, màu đỏ là màu truyền thống và mang ý nghĩa may mắn, sung túc. Ngày Tết họ treo đèn lồng đỏ để bày tỏ niềm vui, mong muốn năm mới bình yên, may mắn.

Trong ngày Tết, trước hiên nhà của người Hoa thường dán câu đối và treo đèn lồng đỏ để bày tỏ lòng vui mừng, mong muốn năm mới bình yên, may mắn.

Khác với người Việt cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, người Hoa cúng tiễn ông Táo về trời vào hôm sau, ngày 24 tháng Chạp. Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt. Mong muốn của gia chủ là ông Táo sẽ trình tấu Ngọc Hoàng những lời tốt lành, mang lại như ý cát tường, may mắn cho gia đình. Ðến ngày 30 Tết, người Hoa thay đôi liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành như Kim ngọc mãn đường - Tân xuân đại cát...

Trước Tết vài ngày, người cao niên trong gia đình sẽ chọn đôi liễn đỏ với nội dung thật ý nghĩa, mang thông điệp may mắn để trang trí trước mặt nhà.

Nói về việc chuẩn bị đón năm mới, chị Nguỵ Tú Kiều, người Hoa ở Phường 7, TP Cà Mau, chia sẻ: “Cũng như người Việt, người Hoa có những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết và mang đặc trưng riêng không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào như: sủi cảo, vịt tiềm thuốc bắc, chao bặc, cải khô, bún tàu xào rau củ, cá hấp tàu xì, dưa củ kiệu...

"Ngày Tết, ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét giống người Việt, người Hoa chúng tôi có thêm 2 loại bánh độc đáo nữa là bánh tổ và bánh củ cải. Theo người Hoa, bánh tổ là “niên cao”, mang ý nghĩa ước mong năm mới gia chủ được may mắn, phát tài. Riêng trong mâm bánh mứt ngày Tết, người Hoa thường chuẩn bị thèo lèo, bánh bột đậu, đặc biệt các bà, các chị người Hoa rất chuộng các loại bánh bột nở như bánh bông lan, bánh bao... Vì những loại bánh này tượng trưng cho sự sung túc, nở nang, may mắn cả năm”, chị Nguỵ Tú Kiều chia sẻ thêm.

Nếu mâm quả của người Việt để cúng bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết thường có 5 loại trái cây như: mãng cầu, thơm, dừa, đu đủ, xoài, với hy vọng “cầu thơm vừa đủ xài” thì người Hoa có thêm quýt, táo, nho, hồng... Theo chị Nguyễn Thị Thanh Loan (Khóm 3, Phường 2, TP Cà Mau), trái cây trên mâm ngũ quả của gia đình chị đều được ưu tiên chọn màu đỏ hoặc vàng, thể hiện sự may mắn, giàu có. Tên những loại này khi đọc lên thường có ý nghĩa tốt lành, với mong ước năm mới phát tài, sung túc, gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào. Quýt phát âm trong tiếng Hoa là “cát”, có nghĩa là “cát tường”, biểu tượng năm mới đại cát, đại lợi; nho thể hiện sự sung túc, đề huề con cháu...

Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn.

Giao thừa cũng là ngày đoàn tụ gia đình. Chị Nguyễn Thị Thanh Loan cho hay: “Từ sáng, chị em phụ nữ trong nhà bắt đầu chuẩn bị nhiều món ăn thật ngon, đầy đủ ý nghĩa. Ðối với những gia đình Hoa - Việt như tôi, mâm cỗ Tết cũng có chút biến tấu, ngoài các món ăn đặc trưng của người Hoa, bánh tét, chả giò, dưa cải cũng xuất hiện trong mâm cỗ cúng. Khi làm lễ cúng giao thừa, chúng tôi thường đặt mâm cỗ trước nhà và tất cả những người trong gia đình, từ nhỏ đến lớn đều ra cúng vái, tạ ơn trời đất cho một năm sung túc và cầu năm mới bình an, suôn sẻ. Ðêm giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn. Sau đó, bọn trẻ được người lớn tặng lì xì, các thành viên trong gia đình cũng chúc nhau câu: Cung hỷ phát tài”.

Phong tục phát bao lì xì của ông bà cho con cháu trong gia đình vào dịp Tết là điều không thể thiếu đối với các gia đình người Hoa ở Cà Mau.

Có thể nói, ngày nay, đối với người Việt, người Hoa hay bất cứ dân tộc nào sinh sống trên quê hương hình chữ S thì tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ bên nhau./.

 

Quỳnh Anh - Lê Tuấn

 

Liên kết hữu ích

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.