ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 12:58:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người mẹ của trẻ khuyết tật

Báo Cà Mau Dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm, giọng nói khàn nhưng lại có giọng cười rất sảng khoái, tự tin và yêu đời, đó là những điều tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với cô Phạm Thị Chín, cộng tác viên (CTV) y tế ở ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm, giọng nói khàn nhưng lại có giọng cười rất sảng khoái, tự tin và yêu đời, đó là những điều tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với cô Phạm Thị Chín, cộng tác viên (CTV) y tế ở ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Công việc cô đảm nhiệm là phụ trách công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống thương tích ở trẻ em; phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh cô còn phụ trách thêm các chương trình của Hội Bảo trợ trẻ khuyết tật và mồ côi, Chi hội Chữ thập đỏ, Chi hội Nông dân… của UBND xã Trí Phải. Ðặc biệt, cô đã dành hết thời gian và tâm huyết của mình để chăm sóc và hỗ trợ trẻ khuyết tật, phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Cô Phạm Thị Chín.

Trải qua 18 năm gắn bó với công việc, những tình cảm mà cô Chín dành cho trẻ khuyết tật đã giúp các em cảm nhận, nỗ lực vươn lên, vượt qua bệnh tật. Cô tâm sự: “Hơn ai hết, trẻ khuyết tật cần được yêu thương và chăm sóc nhiều hơn vì các em thiệt thòi về cả trí tuệ lẫn thể chất, tất cả các em đáng nhận được tình yêu thương chân thành”. Mỗi sự tiến bộ của các em là niềm vui, động lực để cô vượt qua khó khăn vững bước trên con đường mình đã chọn.

Một công việc tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn, bởi thực tế, không phải bất cứ trẻ khuyết tật nào gia đình họ cũng có đủ lòng kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Thế nhưng, cô vẫn quyết tâm đến từng gia đình thuyết phục, vận động và giải thích cặn kẽ để nhận được sự hợp tác của họ. Có nhiều trường hợp ban ngày đến không gặp, cô lại dành thời gian buổi tối để tìm đến, đôi khi còn nhận được cái xua đuổi lạnh lùng. Dù vậy, cô vẫn không nản lòng mà kiên trì đến cùng, đến khi nào thuyết phục được gia đình và gần gũi với trẻ được mới thôi.

Ðó là chưa kể cô còn phải thường xuyên nắm bắt tình hình dịch bệnh, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn Nhân dân cách phòng, chống các dịch bệnh như: tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, an toàn thực phẩm…; vận động người dân xoá dần sự kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS. Khi hỏi về động lực nào giúp cô có thể vượt qua những lúc khó khăn, cô chia sẻ: “Vì lòng yêu trẻ, thấy nhiều trẻ có hoàn cảnh đau thương, khuyết tật nặng nề, nhiều trường hợp lấy đi sự sống của trẻ, cô cầm lòng không đặng".

Ðôi lúc làm việc căng thẳng, đi nhiều, có khi cô bị ngất đi vì mệt. Bởi cô mang trong người căn bệnh co thắt van tim, nhưng cô không hề kêu than mà chỉ một lòng dốc sức vì công việc, vì những đứa trẻ khuyết tật đang từng ngày chịu sự đau đớn, dày vò của bệnh tật.

Là CTV y tế, dù thù lao chẳng là bao nhưng cô không so đo. Ở tuổi 52, cô vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nghề và với đời. Ðiều cô mong muốn là những đứa trẻ khuyết tật luôn được sự quan tâm, chăm sóc của toàn xã hội để các em vơi bớt những nỗi đau, mặc cảm.

Bác sĩ Dương Kim Nga, Trưởng Trạm Y tế xã Trí Phải, cho biết: “Trong số những CTV y tế của xã, chị Chín tuy là người nhiều tuổi nhất nhưng luôn đi đầu trong mọi hoạt động. Chị giàu kinh nghiệm, tinh thần làm việc nghiêm túc, say mê. Nhân lực của trạm rất ít nên chúng tôi không có điều kiện thường xuyên sâu sát với cộng đồng, có được những CTV y tế đắc lực như chị, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm và tự hào”./.

Bài và ảnh: Sơn Mai

Cần đầu tư đồng bộ cho trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã

Cùng với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã chính thức đi vào hoạt động. Ðây là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nhiều trung tâm vẫn còn đang gặp khó khăn.

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).