ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 07:54:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân rộng mô hình “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Báo Cà Mau

Tại Trường mầm non Hoa Hồng (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải), Sở GD-ĐT Bạc Liêu vừa tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng mô hình điểm thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT)” trong Cụm thi đua số 8 gồm các sở GD-ĐT trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm học 2024 - 2025. 

Đại diện Sở GD-ĐT Bạc Liêu báo cáo thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Ảnh: C.K

Đây cũng là nội dung thực hiện Kế hoạch 470 của Bộ GD-ĐT về việc triển khai nhân rộng các mô hình điểm và Kế hoạch 50 của ngành Giáo dục tỉnh về thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình vì sự phát triển toàn diện của trẻ

 “Xây dựng trường mầm non LTLTT” được đánh giá là mô hình có nhiều ưu điểm khi tập trung xây dựng môi trường giáo dục, kế hoạch giáo dục… xoay quanh trẻ vì sự phát triển toàn diện của trẻ.

Theo đó, trên cơ sở kết quả đạt được của giai đoạn 2016 - 2020 (giai đoạn 1), Sở GD-ĐT căn cứ vào các tiêu chí và cụ thể hóa tiêu chí Chuyên đề để lựa chọn những cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) điển hình, tiêu biểu để xây dựng mô hình điểm cấp tỉnh đại diện vùng thuận lợi, khó khăn. Đồng thời chỉ đạo mỗi phòng GD-ĐT chọn 2 - 3 trường bảo đảm đại diện cho vùng thuận lợi, khó khăn để chỉ đạo điểm thực hiện Chuyên đề giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2).

Để đáp ứng quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, LTLTT với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, trước hết các mô hình điểm của Chuyên đề từ cấp tỉnh đến cấp huyện được tiếp tục xây dựng hoàn thiện trên quan điểm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương trong mọi mặt đời sống xã hội, về vị trí địa lý, về thiên nhiên, về tính chất vùng… Trong đó, tập trung hoàn thiện về môi trường giáo dục, bám sát các tiêu chí “Trường mầm non LTLTT” theo kế hoạch giai đoạn 2 để vận dụng sâu trong thực hiện Chương trình GDMN tại nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Từ khi triển khai thực hiện, các trường trong tỉnh đã tranh thủ nguồn vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, khai thác môi trường nhằm thực hiện Chuyên đề có hiệu quả. Đặc biệt là có một số địa phương còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hạn hẹp nhưng đã cố gắng khai thác thế mạnh của địa phương để triển khai thực hiện đạt hiệu quả Chuyên đề. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, hội thi, hội thảo… tại các cơ sở GDMN thực hiện mô hình điểm để rút kinh nghiệm. Đồng thời, tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán tham quan hoạt động thực tế, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai thực hiện Chuyên đề.

Các cơ sở GDMN thực hiện mô hình điểm cũng đã vận dụng những nội dung trọng tâm của tiêu chí mới trong Chuyên đề vào việc xây dựng môi trường giáo dục, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tổ chức các hoạt động, cách thức theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, cách thức phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của các đơn vị về trao đổi, thảo luận các nội dung mới của Chuyên đề và cách tiến hành áp dụng các tiêu chí, đánh giá kết quả thực hiện trên từng hoạt động cũng được thảo luận, rút ra những kinh nghiệm mới, những cách làm hay.

Giờ hoạt động trong lớp của các bé Trường mầm non Hoa Hồng (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải).

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bạc Liêu được Bộ GD-ĐT chọn là địa phương có mô hình điểm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” để nhân rộng trong Cụm thi đua số 8.

Theo Sở GD-ĐT Bạc Liêu, hiện 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có trường mầm non, mẫu giáo với 83/83 trường triển khai thực hiện Chuyên đề. Trong đó có 3 trường điểm cấp tỉnh, 21 trường điểm cấp huyện, thị xã, thành phố và 168 nhóm, lớp điểm tại các cơ sở GDMN.

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 25.358 trẻ/906 nhóm, lớp, đạt tỷ lệ 72,81%. Tỷ lệ huy động đối với trẻ nhà trẻ đạt 22,59% (so với khu vực ĐBSCL cao hơn 2,4%; so với cả nước thấp hơn 12,6%), trẻ mẫu giáo đạt 88,78% (so với khu vực ĐBSCL cao hơn 0,6%; so với cả nước thấp hơn 4,8%). 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi trên địa bàn tỉnh được huy động ra lớp. Tỷ lệ huy động trẻ ngoài công lập đạt 6,02%.

Theo đánh giá, trong những năm qua, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học và kinh phí chi cho GDMN luôn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư phát triển theo hướng toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện: từ quy mô, chất lượng đến điều kiện dạy và học. Sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục công lập có trọng điểm, không bình quân dàn trải. Trong đó có ưu tiên các nguồn vốn để thực hiện tốt các mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi và hướng tới thực hiện kế hoạch hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

Từ sự quan tâm đầu tư hoàn thiện môi trường vật chất trong và ngoài lớp học mà các khu vực, các góc chơi ở các cơ sở GDMN hiện nay luôn được làm mới, thay đổi vị trí để tạo sự mới lạ, góc hoạt động được mở linh hoạt, nguồn nguyên vật liệu, tài liệu phong phú, đa dạng để trẻ được thao tác, tháo lắp, trải nghiệm thực hành nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển về thể chất, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, cũng như phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ mọi lúc, mọi nơi trong nhà trường. Qua đó, đã hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình GDMN hiện hành một cách toàn diện hơn.

Châu Khánh

Các bé Trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) tham gia hoạt động trải nghiệm “Chúng em là chiến sĩ tí hon”.

Tổng kinh phí các đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ Chuyên đề giai đoạn 2 là trên 103 tỷ đồng. Cụ thể, xây dựng mới 49 phòng học và 11 phòng chức năng: 60.904 triệu đồng; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa phòng học, sân chơi, nhà vệ sinh và các công trình khác: 24.352 triệu đồng; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời: 17.868 triệu đồng; hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng: 215 triệu đồng…

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.