ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 10:59:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân rộng phường văn minh đô thị

Báo Cà Mau Tính đến nay, TP Cà Mau đã công nhận 44 tuyến phố không rác, 69 tuyến phố văn minh, 52 khu dân cư tự quản và Phường 5 được công nhận là phường văn minh đô thị. Ðây là cơ sở để thời gian tới thành phố nhân rộng mô hình phường văn minh đô thị.

Xác định việc xây dựng phường văn minh đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân, tạo thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua của địa phương. Trong những năm qua, các phường nội ô trên địa bàn TP Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng phố phường văn minh, hiện đại. 

TP Cà Mau thi công nâng cấp đường giao thông.

Thực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Phường 5 được xem là điểm sáng trong công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị, đến nay phường vận động Nhân dân nâng cấp 400 m2 lộ hẻm, lát gạch trên 10.000 m2 vỉa hè, tổng trị giá trên 3 tỷ đồng, xây dựng 10 tuyến phố văn minh, 11 tuyến phố không rác, 6 khu dân cư tự quản.

Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng đồng dân cư. Ý thức của từng cá nhân, từng gia đình và các tổ chức trên địa bàn có nhiều thay đổi, tích cực trong giao tiếp ứng xử, trong tình làng nghĩa xóm và nêu cao tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường. Ðây là điều kiện hội tụ để được công nhận phường văn minh đô thị.

Chủ tịch UBND Phường 5 Lê Thanh Tùng chia sẻ: “Qua đó chúng tôi rút ra kinh nghiệm, muốn đạt được và giữ vững danh hiệu phường văn minh đô thị, thì trước tiên cán bộ, đảng viên trong cơ quan phải quán triệt sâu sắc vấn đề này, bên cạnh đó phải tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, có như thế người dân mới ý thức được trách nhiệm của mình trong việc cùng với Ðảng, chính quyền của địa phương thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mà thành phố đã giao".

Trong năm 2016, toàn TP Cà Mau đã thực hiện hoàn thành 3 đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư, đang tiếp tục thực hiện 11 đồ án quy hoạch khác trên địa bàn. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay thành phố kiểm tra phát hiện trên 4.300 trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, phạt hành chính với số tiền 103 triệu đồng, đồng thời phát hiện hơn 600 trường hợp vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, xử phạt hành chính với tổng số tiền 567 triệu đồng…

Việc xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong lĩnh vực giao thông, trật tự đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực, cảnh quan môi trường được cải thiện, đa số các hộ đều có sọt rác, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự luôn được giữ vững.

Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Cà Mau Bùi Tứ Hải thông tin: “Ngoài ra, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo đội trật tự đô thị kết hợp với lực lượng dân phòng, tổ dân phố các phường, tiến hành rà soát những điểm mua bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, sắp xếp lại có nơi, có chỗ, tạo điều kiện cho bà con ổn định mua bán, một mặt trả lại cho vị trí đô thị khang trang hơn, nền nếp hơn”.

Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn còn những bất cập, Chủ tịch UBND Phường 9 Ðỗ Ðức Long cho biết: “Ðịa bàn Phường 9 hiện nay mang dáng dấp vừa là đô thị vừa là nông thôn, kết cấu hạ tầng những năm qua đầu tư rất là hạn chế, nên điều kiện để phát triển phường văn minh đô thị rất là khó khăn”.

Hiện nay, TP Cà Mau tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị; chú trọng công tác quy hoạch, thực hiện và quản lý theo quy hoạch trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng kỷ cương, nền nếp trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, để hướng tới xây dựng bộ mặt thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức phong trào xây dựng đô thị văn minh là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển, đem lại những thay đổi sâu sắc trong đời sống cộng đồng dân cư, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp Nhân dân về nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường văn hoá lành mạnh.

Và từ những kết quả bước đầu đã đạt được, là cơ sở để trong thời gian tới thành phố tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chủ động sáng tạo, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển bền vững kinh tế - xã hội… Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các phường trên địa bàn thành phố đạt các tiêu chí phường văn minh đô thị, góp sức xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại 1./.

Bài và ảnh: Ninh Hải

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.