ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 12:14:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều bất cập trong quy hoạch và quản lý đô thị

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, công tác xây dựng, quản lý xây dựng cũng như chỉnh trang đô thị luôn được quan tâm để làm thay đổi diện mạo thành phố theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, để hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2020 theo mục tiêu đã đề ra, vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch hiện còn nhiều bất cập.

Theo quy định quy hoạch chi tiết, đối với những khu đô thị mới thì nhà đầu tư bỏ tiền để làm, còn đối với những khu dân cư ổn định thì địa phương phải bỏ kinh phí để triển khai nhằm phục vụ công tác quản lý. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố hiện quy hoạch chi tiết tại các khu dân cư ổn định được lập đạt tỷ lệ rất thấp.

Thiếu kinh phí

Theo ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, chỉ khoảng 5-7%, do thiếu kinh phí. Bên cạnh đó, một số công cụ để phát triển đô thị hiện nay cũng chưa được thực hiện tốt.

Đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên tỷ lệ quy hoạch của thành phố còn hạn chế. Ông Lê Tuấn Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết, ngoài quy hoạch chung 1/2000 đạt khoảng 80% thì quy hoạch chi tiết 1/500 để quản lý còn rất thấp, chỉ có những khu đô thị mới, chủ đầu tư mới tiến hành lập quy hoạch này.

Hạ tầng kỹ thuật của một số khu đô thị đầu tư không đồng bộ làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của toàn thành phố (ảnh chụp tại Khu đô thị Licogi).

Ông Hải còn cho biết thêm, quy hoạch chi tiết 1/500 đòi hỏi kinh phí lớn, khoảng 53 triệu đồng/ha và cấp nào lập quy hoạch thì cấp đó xuất kinh phí. Do đó, mặc dù đã nỗ lực nhưng hầu như làm trước trả sau và mỗi năm chỉ có thể làm được 2-3 khu.

Bên cạnh đó, một số quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị lại không thể thực hiện được do vướng quy định. Cụ thể như quy hoạch hệ thống thoát nước và cây xanh đô thị loại I mới được làm quy hoạch, còn như Cà Mau là đô thị loại II thì nằm trong quy hoạch chung. Tuy nhiên, theo ông Hùng, quy hoạch chung không thể nào thể hiện được hết hệ thống hạ tầng kỹ thuật này. Mà thực tế, nhiều mảng trong hạ tầng kỹ thuật muốn quản lý tốt phải có quy hoạch, nhưng không thể làm được chuyện này thì rất khó để quản lý.

Dẫn đến nhiều hệ luỵ

“Thời gian qua, trên thực tế TP Cà Mau quản lý đô thị theo hướng từng mảng trong quy hoạch chung và một số hạng mục trong phân khu còn đi vào quản lý sâu, bài bản thì chưa được thực hiện do kinh phí hạn chế”, ông Hùng nhận định. Không có quy hoạch cụ thể về hạ tầng kỹ thuật đô thị, từ đó hệ thống cống thoát nước (một mảng trong hạ tầng kỹ thuật) trên địa bàn thành phố gần như không thể khẳng định đâu là cống trục chính, đâu là trục phụ và việc đấu nối của các dự án, công trình đi sau là vô cùng khó.

Mốc xây dựng cũng đang là vấn đề bất cập, cụ thể, trong công tác quản lý đô thị hiện nay, nhất là trên lĩnh vực xây dựng. Vấn đề xây dựng nhà ven sông hiện nay là một thực trạng cần phải có giải pháp quản lý hữu hiệu hơn.

Theo ông Hải, thành phố đã có công văn chỉ đạo các xã, phường tăng cường quản lý, không để xảy ra tình trạng xây dựng, cơi nới nhà trái phép ven sông làm ảnh hưởng đến giao thông, nạo vét thuỷ lợi và mỹ quan. Tuy nhiên, vấn đề này gặp không ít khó khăn. Tiêu biểu nhất là khu vực dọc theo Quốc lộ 1 dài tới Tắc Vân, khu vực này dân cư khá đông đúc; cấp phép thì không được, vì đất hành lang đường bộ, đất bảo lưu ven sông, nhưng quản lý không nổi.

Chính vì thiếu quy hoạch chi tiết để quản lý, trong khi giá đất TP Cà Mau hiện nay quá cao nên người dân lao động không thể vào những khu đô thị, khu dân cư để mua đất cất nhà, một nhu cầu chính đáng và bức thiết. Từ đó, tình trạng cất nhà không phép, trái phép trên đất nông nghiệp, đất không phải là đất ở phát sinh ngày một nhiều.

Theo thống kê của thành phố, hiện trên địa bàn có 58 hẻm người dân tự mở, với tổng chiều dài trên 13 km, phân chia thành 1.451 nền và đã có trên 1.003 nền cất nhà. Đối với tình trạng này, ông Hải cho biết, việc này thành phố cũng đã thấy, đã tự chủ động làm, tự sửa sai. Thời gian gần đây, thành phố kiên quyết xử lý trường hợp phát sinh mới. Quan điểm của thành phố là tạm thời giữ hiện trạng các hẻm tự mở cũ và sẽ xử lý các điểm nhỏ lẻ trước theo hướng kiến nghị tỉnh phát triển nhà ở xã hội để dần dần di dời các hộ dân này vào sinh sống./.

Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.