ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 17:56:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều diện tích lúa hè thu sắp thu hoạch bị đổ ngã

Báo Cà Mau Sau hơn 3 tháng xuống giống, hiện nay nhiều bà con nông dân bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết mưa dông những ngày qua đã làm chậm tiến độ thu hoạch và nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, gây thiệt hại cho nông dân.

Vụ lúa hè thu năm nay, các địa phương vùng trọng điểm sản xuất lúa 2 vụ đã xuống giống 35.244 ha. Hiện nay, hầu hết các trà lúa đang giai đoạn trổ và chín rộ. Bà con nông dân đã thu hoạch được 6.460 ha, năng suất đạt 5,12 tấn/ha, sản lượng 33.081 tấn.

Theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 550 ha lúa hè thu đang bị đổ ngã, giảm năng suất.Theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 550 ha lúa hè thu đang bị đổ ngã, giảm năng suất.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Trong những ngày qua có mưa lớn, không thuận lợi cho lúa giai đoạn trổ - chín, đặc biệt là những ruộng đã đến thời điểm thu hoạch, làm chậm tiến độ thu hoạch. Một số diện tích bước đầu ghi nhận bị đổ ngã khoảng 532 ha, trong đó huyện Trần Văn Thời 329 ha, huyện Thới Bình 140 ha, TP Cà Mau 63 ha”.

Theo ông Bằng, trước đó, các đợt mưa lớn kéo dài đã làm ngập và thiệt hại 614,93 ha lúa hè thu. Trong đó, thiệt hại trên 70% là 289,53 ha, thiệt hại từ 30%-70% là 325,4 ha, của 485 hộ sản xuất ở thị trấn Trần Văn Thời và các xã Khánh Bình, Khánh Lộc, Trần Hợi và Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. Nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, nông dân không thể khắc phục được do không có mạ để cấy dặm lại, đành phải ngậm ngùi bỏ vụ.

Do ảnh hưởng mưa dông, lúa bị sập, ngập nước và bị thối. Xót của, tiếc công, nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, thu hoạch lúa làm thức ăn chăn nuôi.

Do ảnh hưởng mưa dông, lúa bị sập, ngập nước và bị thối. Xót của, tiếc công, nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, thu hoạch lúa làm thức ăn chăn nuôi.

Nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, chia sẻ: “Sau những nỗ lực khắc phục hậu quả, bỏ công chăm sóc, nhiều diện tích lúa bị ngập úng hồi đầu vụ đã phục hồi và bước vào giai đoạn trổ, chín. Những tưởng mọi khó khăn của vụ mùa năm nay đã qua đi, thì trong những ngày qua xuất hiện liên tiếp nhiều cơn mưa lớn, kèm theo dông lốc, khiến cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, ngập nước không thể thu hoạch được. Phần diện tích còn lại bị xiêu vẹo, nếu trời tiếp tục mưa dông thì sẽ sập hoàn toàn”.

Ông Tuấn cho biết thêm, phần diện tích lúa xiêu vẹo có biểu hiện đỗ ngã không thể thu hoạch ngay được vì lúa chưa đạt độ chín rộ, hạt lúa chưa đầy gạo, thương lái không mua. Nếu thu hoạch để làm thức ăn chăn nuôi thì số lượng quá lớn, không chỗ phơi sấy.

Bà Lê Thị Tiên, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có 2 công lúa hè thu, nhưng ảnh hưởng mưa dông làm sập, mất trắng 1 công lúa, số còn lại gia đình thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi.

Bà Lê Thị Tiên, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có 2 công lúa hè thu, nhưng ảnh hưởng mưa dông làm sập, mất trắng 1 công lúa, số còn lại gia đình thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi.

Ghi nhận tại huyện Trần Văn Thời, những ngày này, các trạm bơm ngày đêm hoạt động tháo nước cho Tiểu vùng III Bắc Cà Mau, nơi có gần 29 ngàn ha lúa hè thu đang trổ và chín, để đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa thuận lợi hơn, bởi mưa nhiều khiến nước sâu, máy hoạt động kém hiệu quả. Bà con nông dân hy vọng những ngày tới mưa sẽ giảm để có thể thu hoạch lúa nhanh nhằm đảm bảo chất lượng lúa và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Tại hầu hết các cánh đồng, máy bơm vận hành liên tục với hy vọng hạn chế được phần nào diện tích thiệt hại. Song, những diện tích trổ, chín bị sập, ngập nước lâu ngày, hạt lúa bị mất phẩm chất, hạt gạo bị đen, không thể tiêu thụ được, đành phải làm thức ăn chăn nuôi, thì coi như mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, cột từng bụi lúa bị đổ ngã để hạn chế lúa ngập nước, giảm thất thoát, chờ ngày thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, cột từng bụi lúa bị đổ ngã để hạn chế lúa ngập nước, giảm thất thoát, chờ ngày thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có gần 1,3 ha lúa chờ thu hoạch. Ông cho biết, do hạn hán thiếu nước, gia đình xuống giống muộn nên lúa bị sâu cuốn lá, rầy nâu gây hại, phải phun xịt thuốc, bón phân nhiều lần mới diệt trừ được sâu bệnh. Giờ gần đến ngày thu hoạch, gặp mưa dông nên lúa bị đổ ngã, ngập nước, máy gặt đập liên hợp không thể gặt được, gia đình thấy xót nên ra công cột lúa thành từng bụi, bơm tháo nước liên tục nhiều ngày qua, tốn thêm rất nhiều chi phí.

Ông Hận nhẩm tính, các khâu đầu tư vật tư đầu vào từ làm đất, lúa giống, phân, thuốc và ngày công lao động cho mỗi ha lúa vụ này là khoảng 30 triệu đồng, nếu năng suất lúa dưới 4,5 tấn/ha thì coi như hoà vốn, thậm chí bị lỗ công lao động.

Do mưa nhiều, gió mạnh đã làm cho gần 1 ha lúa Đài Thơm 8 vừa đạt độ chín khoảng 80-90% của gia đình bị đổ ngã, để cứu trà lúa, ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân xã Khánh Bình Đông, quyết định tháo khô nước trên đồng, chờ lúa chín vàng thêm. Thế nhưng, hiện tại mực nước ngoài kênh nội đồng đang cao nên việc bơm tháo nước không hiệu quả, do đó ông phải thu hoạch sớm, đành bán lúa thấp hơn giá thị trường 500 đồng/kg.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch lúa, các cống Tiểu vùng III ngày đêm hoạt động hết công suất để tháo nước nhanh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch lúa, các cống Tiểu vùng III ngày đêm hoạt động hết công suất để tháo nước nhanh.

Được biết, ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương tích cực hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm làm giảm thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất có thể.

Theo đó, trước mắt, đối với trà lúa đã đến ngày thu hoạch, bà con cần khẩn trương tháo nước, bơm tát cạn đến đâu thì tiến hành thu hoạch ngay để tránh ảnh hưởng của các đợt mưa tiếp theo. Riêng những vùng lúa đang làm đòng hoặc đã trổ cong trái me, nên giữ mực nước tương đối để lúa không đổ ngã. Bà con không nên rút nước quá cạn, vì giai đoạn này nếu rút nước quá cạn, bộ rễ sẽ yếu đi, cây lúa mềm, với sức nặng của bông lúa sẽ dễ đổ hơn.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần gia tăng các khoáng chất cho lúa như canxi, magiê, kali để tăng thêm sức chống chịu cho cây lúa. Đồng thời, tranh thủ trời nắng thu hoạch những diện tích lúa đã chín, kể cả thu hoạch vào ban đêm để tránh thiệt hại do mưa dông./.

 

Trung Đỉnh

 

 

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Cháy trường tiểu học tại Rạch Gốc

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy, đang thống kê mức độ thiệt hại và khắc phục sự cố.

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.

Tổng kết, trao giải các hoạt động vui Tết Trung thu

Tối 16/9, Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Thành đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Cà Mau tổ chức chương trình tổng kết, trao giải Liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm” lần thứ XVIII và Hội thi làm “Lồng đèn đẹp” năm 2024.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển; hằng năm bố trí thêm nguồn kinh phí đặc thù, giúp cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện triển khai đầu tư các công trình bức xúc ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, giúp chính quyền, Nhân dân và đồng bào DTTS các địa phương vùng DTTS nâng cao khả năng ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đó là một trong những đề xuất của ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban dân tộc tỉnh tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024, vào sáng nay (16/9).

Hành động thiết thực, hiệu quả Tháng cao điểm chuyển đổi số

“Tất cả các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia vào công tác chuyển đổi số, biến những thách thức thành cơ hội và tận dụng hết tiềm năng của công nghệ để làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn” – đó là lời kêu gọi của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại buổi lễ ra quân “Phát động tháng cao điểm thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024” vào sáng 16/9 tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

Tiếp tục hoạt động ủng hộ người dân miền Bắc

Ngày 14/9, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức hoạt động hưởng ứng ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt.

Nhiều diện tích lúa hè thu sắp thu hoạch bị đổ ngã

Sau hơn 3 tháng xuống giống, hiện nay nhiều bà con nông dân bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết mưa dông những ngày qua đã làm chậm tiến độ thu hoạch và nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, gây thiệt hại cho nông dân.

Khai mạc liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm”

Tối 13/9, Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Thành đoàn, Phòng giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm” lần thứ XVIII năm 2024.