ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:00:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Báo Cà Mau Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Mưa to kèm theo lốc xoáy làm sập và tốc mái nhiều nhà dân, vào ngày 26/7/2024.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện, cho biết, từ đầu năm đến nay, mưa dông làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại trên 1,7 tỷ đồng; sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê bao, bờ sông, ven biển với tổng chiều dài trên 1 km, trong đó địa phương chỉ mới khắc phục được 352 m, còn trên 711 m chưa thể khắc phục do nguồn vốn đầu tư lớn. Ngoài ra, hạn hán còn làm cho 1.057 hộ dân của 7/8 xã và thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt.

Bà Trần Hồng Ửng cho biết thêm, để nâng cao hiệu quả PCTT, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, rất cần sự tham gia của toàn xã hội. Tuy nhiên, công tác thu quỹ PCTT trong nhiều năm qua gặp khó khăn, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp không đóng góp quỹ. Năm 2023, kết quả thu quỹ PCTT của huyện chỉ đạt 26% so với kế hoạch, với tổng số tiền thu được 263 triệu đồng. Những tháng đầu năm 2024 thu được 66,5 triệu đồng, đạt 42% so kế hoạch. Ðối tượng đóng quỹ chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, huyện đang tiếp tục tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân trong độ tuổi lao động đóng góp quỹ theo đúng kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân dẫn đến việc thu nộp quỹ PCTT trên địa bàn đạt thấp là do một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không đóng góp quỹ PCTT theo quy định tại Nghị định số 03/2022/NÐ-CP ngày 6/1/2022. Huyện chưa áp dụng chế tài xử lý, chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, nhắc nhở.

Lực lượng xung kích giúp người dân dựng lại nhà bị sập, vào ngày 26/7/2024, tại xã Khánh Tiến.

Lực lượng xung kích giúp người dân dựng lại nhà bị sập, vào ngày 26/7/2024, tại xã Khánh Tiến.

Tại buổi kiểm tra thực tế công tác PCTT&TKCN huyện U Minh, vào ngày 20/9 vừa qua, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, yêu cầu địa phương rà soát, quyết liệt hơn nữa trong việc thu nộp quỹ; xây dựng kế hoạch kiểm tra, cương quyết xử lý các trường hợp chậm trễ, không nộp quỹ PCTT. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu ban hành các chế tài, quy định đủ mạnh để xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình không chấp hành việc nộp quỹ PCTT.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, thăm hỏi, hỗ trợ tiền cho các hộ dân nhà bị sập và tốc mái ngày 26/7/2024, tại xã Khánh Tiến.

Ðiều 17, Nghị định số 03/2022/NÐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ đã quy định rõ các mức xử phạt hành vi không đóng quỹ PCTT như: phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng đối với hành vi không đóng quỹ PCTT dưới 300 ngàn đồng; phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không đóng quỹ PCTT từ 300 ngàn đồng đến dưới 500 ngàn đồng; phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không đóng quỹ PCTT từ 500 ngàn đồng đến dưới 3 triệu đồng...; đến mức cao nhất là phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không đóng quỹ PCTT từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Thế nhưng, thực tế trong thời gian qua chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử phạt hành vi này. Vì vậy, để nâng cao công tác thu quỹ PCTT, địa phương cần rà soát phân loại đối tượng và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân cố tình không nộp quỹ PCTT.

Mức đóng góp quỹ PCTT được quy định đối với từng đối tượng cụ thể. Theo Ðiều 10, Luật PCTT năm 2013 và Ðiều 12, Nghị định 78/2021/NÐ-CP của Chính phủ, quy định bắt buộc và mức đóng quỹ PCTT như sau: Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn 1 năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31/12 hằng năm của tổ chức báo cáo cơ quan thuế nhưng tối thiểu 500 ngàn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hằng năm như sau: Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Ðảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động, đóng 1/2 mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng 1/2 mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 1 lần theo 1 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất. Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10 ngàn đồng/người/năm.

 

Trung Ðỉnh

 

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.

Tiến tới cộng đồng an toàn trước thiên tai

Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.