ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 03:38:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phải bám sát phương án phòng, chống thiên tai

Báo Cà Mau Tính từ đầu năm đến ngày 26/7, trên địa bàn huyện U Minh có 8 nhà dân bị sập hoàn toàn và 13 nhà khác bị tốc mái (tại Ấp 5 và Ấp 8, xã Khánh Hoà; Ấp 8, xã Khánh Tiến), thiệt hại tài sản hơn 1,2 tỷ đồng.

Biển Tây, đoạn huyện U Minh, sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Sở NN&PTNT cung cấp.

Trên địa bàn huyện Ðầm Dơi cũng xảy ra mưa dông, gây nên nhiều vụ sạt lở đất nguy hiểm ven sông. Tại xã Thanh Tùng có 3 vụ sạt lở đất xảy ra ven tuyến Kênh Mới (ấp Phú Hiệp A) vào sáng 25/7, tổng chiều dài sạt lở hơn 90 m, ước tính thiệt hại 92 triệu đồng. Tại xã Ngọc Chánh xảy ra 2 vụ sạt lở ven tuyến Nông Trường (ấp Tân Hùng) vào đêm 25/7, với tổng chiều dài là 54 m, ước tính thiệt hại 60 triệu đồng. Tại xã Tân Dân cũng có 1 vụ sạt lở đất ngay tuyến sông Ðầm Dơi diễn ra vào ngày 25/7, với tổng chiều dài 10 m, ước tính thiệt hại 80 triệu đồng... Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ðầm Dơi thông tin, từ đầu năm đến ngày 1/8, trên địa bàn huyện xảy ra 82 vụ thiên tai, trong đó có 69 vụ sạt lở đất, 9 vụ lốc xoáy và 4 vụ hoả hoạn; ước thiệt hại hơn 3,6 tỷ đồng.

Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay thiên tai đã khiến 110 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng (sập 48 căn; hư hỏng, tốc mái 62 căn), 80 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 2.100 m (trong đó có 531 m lộ bê tông). Riêng tình trạng mưa lớn liên tục gây ngập úng làm thiệt hại 575 ha lúa hè thu. Còn giai đoạn hạn hán những tháng đầu năm cũng làm sạt lở, sụt lún 730 vị trí với tổng chiều dài hơn 19.000 m..., thiệt hại về tài sản đã hơn 35 tỷ đồng.

Vừa qua, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời mưa lớn kéo dài, nhiều thửa lúa hè thu bị ngập sâu, không thể khắc phục được. Tính đến ngày 6/8, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có hơn 614 ha lúa hè thu bị ngập úng. Trong đó, diện tích lúa ngập úng bị thiệt hại 70% là gần 290 ha; số còn lại thiệt hại từ 30-70%. Xã Khánh Bình Ðông là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất, với gần 400 ha.

Ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, nhiều thửa ruộng ngập nặng do mưa lớn.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Dựa vào đặc điểm của những loại thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã xây dựng 5 phương án để ứng phó. Trong các phương án này đã quy định cụ thể chi tiết và giao cho từng cấp chuẩn bị và làm những gì. Tỉnh đã triển khai các phương án này đến huyện và đến xã. Mỗi huyện, mỗi xã phải lập thêm phương án phòng chống thiên tai rõ ràng, cụ thể, sao cho thích ứng với loại hình thường xuyên xảy ra. Với gió lớn, lốc xoáy, địa phương phải chủ động, khi có tình huống xảy ra phải thực hiện "4 tại chỗ", hỗ trợ người dân. Nếu có các hậu quả về sản xuất, phải chủ động phối hợp với tỉnh, với các đơn vị của Sở NN&PTNT để hỗ trợ và khôi phục sản xuất cho người dân”.

Nói về phương hướng khắc phục và bài học kinh nghiệm để tránh tình trạng này trong những đợt mưa to tiếp diễn, ông Phan Hoàng Vũ cho biết thêm: “Ðã qua, một số xã do mưa kéo dài dẫn đến ngập nặng, như xã Khánh Bình Ðông, Khánh Bình Tây của huyện Trần Văn Thời, các địa phương đã triển khai phương án khắc phục, chủ yếu là tiếp tục cấy giặm lại. Một số nơi ở Khánh Bình Tây, Khánh Bình Ðông, hiện nay rất khó khăn vì đất rất trũng nên không thể thoát nước triệt để, nếu thoát nước ở vùng này thì các vùng khác sẽ bị khô nước, cũng ảnh hưởng đến cây lúa. Hướng tới, chúng tôi đã kiến nghị với UBND tỉnh, với Trung ương hỗ trợ kinh phí để chia từng ô sản xuất nhỏ hơn để đặt các trạm bơm, máy bơm. Tuỳ theo địa hình để chúng ta có các giải pháp bơm, vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo chống gây ngập úng cho một số diện tích cục bộ như thời gian qua”./.

 

Lam Khánh

 

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.

Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau

Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Cà Mau có những cơn mưa lớn gây ra tình trạng ngập sâu đối với một số tuyến đường có độ cao thấp trên địa bàn thành phố Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến việc lưu

Sẵn sàng mọi phương án và điều kiện để hộ đê

Sử dụng giải pháp kè rọ đá; thả đá khan; dùng cừ tràm, màng chống thấm HDPE và bao tải đất... là những phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu trong “Phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu và phòng, chống thiên tai năm 2024 tỉnh Cà Mau”, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1624/QÐ-UBND.

Chống xâm thực từ biển - Cuộc chiến quyết liệt, lâu dài

Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài đường bờ biển; từ năm 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau), ngập tràn hơn 120.000 ha đất nuôi thuỷ sản, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.

Ngăn chặn mối đe doạ an ninh phi truyền thống

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững ổn định; trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát; tuy nhiên, cũng xuất hiện những mối đe doạ tiềm ẩn từ an ninh phi truyền thống do biến đổi khí hậu (BÐKH), môi trường, tác động từ sự phát triển của Internet. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ngăn chặn, nhất là từ tác động của BÐKH, môi trường.

Phải bám sát phương án phòng, chống thiên tai

Tính từ đầu năm đến ngày 26/7, trên địa bàn huyện U Minh có 8 nhà dân bị sập hoàn toàn và 13 nhà khác bị tốc mái (tại Ấp 5 và Ấp 8, xã Khánh Hoà; Ấp 8, xã Khánh Tiến), thiệt hại tài sản hơn 1,2 tỷ đồng.

Tăng sức đề kháng trước thiên tai

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Ðiều này đồng nghĩa với “sức đề kháng” của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng nâng cao.

Khoa học - công nghệ - Nhân tố quan trọng giúp giảm thiệt hại thiên tai

Là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu nên việc tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN), đẩy mạnh chuyển đổi số (CÐS) trong công tác phòng, chống thiên tai là một trong những giải pháp được tỉnh Cà Mau quan tâm triển khai những năm gần đây, nhằm giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai.

An cư trước mùa mưa bão

Huyện U Minh được hưởng lợi từ Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” tại tỉnh Cà Mau. Dự án do quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ không hoàn lại, thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP); trong đó, có chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây nhà ở an toàn, chống chịu bão lụt.

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.