ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:41:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều tiện ích từ iOffice

Báo Cà Mau (CMO) Trong năm 2021, các cơ quan cấp tỉnh tiếp nhận qua hệ thống iOffice trên 277.000 hồ sơ, đạt 99%; cấp huyện tiếp nhận qua hệ thống iOffice gần 568.000 hồ sơ, đạt 97%; cấp xã tiếp nhận qua hệ thống iOffice trên 533.000 hồ sơ, đạt 99%. Việc xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng đối với cấp tỉnh đạt 80% trở lên; cấp huyện đạt 70% trở lên và cấp xã đạt 50% trở lên.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, năm 2021, tỉnh Cà Mau đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (iOffice) đến tận cấp xã. Từ khi thực hiện điều hành, chỉ đạo công việc qua phần mềm, mọi thao tác liên quan đến văn bản đều được xử lý trên môi trường mạng. Qua đó, giúp công tác quản lý thông tin nội bộ hiệu quả, trao đổi dữ liệu và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng.

Phần mềm quản lý văn bản iOffice được tỉnh Cà Mau triển khai đến tận UBND các xã, thị trấn, từ đó giúp giải quyết hồ sơ công việc nhanh chóng, thuận lợi.

Thông qua mục theo dõi quy trình xử lý, lãnh đạo nắm rõ công việc được giao cho ai xử lý, kết quả xử lý đến đâu, từ đó có sự đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.

Song song đó, phần mềm iOffice giúp việc tìm kiếm dễ dàng, tra cứu văn bản liên quan đến công việc đang xử lý, phân phối văn bản nhanh, đơn giản mà không phải phô-tô, in ấn, đi lại nhiều lần.

Ông Trần Hoàng Kiệt, Phó chủ tịch UBND Phường 1, TP Cà Mau, chia sẻ, nhằm hướng đến việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số đạt hiệu quả, hiện nay UBND phường đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành. Thường xuyên xử lý công việc qua phần mềm quản lý văn bản iOffice đạt 100%. 3 tháng đầu năm, bộ phận một cửa, một cửa liên thông UBND Phường 1 đã tiếp nhận 1.205 văn bản đến, 1.660 văn bản đi và tất cả đều được xử lý qua phần mềm iOffice; 160 văn bản có chữ ký số, tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thường xuyên đạt 94,4%.  

Thông qua sử dụng hệ thống iOffice, ở cấp tỉnh, văn bản được gửi đi đạt 99%, có 1% phát hành văn bản giấy cho đơn vị ngoài hệ thống; cấp huyện đạt 96%, có 4% phát hành văn bản giấy cho đơn vị ngoài hệ thống và cấp xã là 87%, có 13% phát hành văn bản giấy cho đơn vị ngoài hệ thống và đa số là khóm, ấp.

Theo ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính, hiện nay, Cà Mau đã kết nối hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành iOffice với cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Do đó, việc sử dụng phần mềm iOffice giúp quản lý văn bản đến, đi, cũng như thực hiện gửi và nhận văn bản với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài thông qua mạng Internet. Đồng thời, iOffice còn có chức năng tạo lập, quản lý, lưu trữ, luân chuyển xử lý văn bản và hồ sơ công việc. Từ đó, giúp chúng ta dễ dàng theo dõi tiến độ giải quyết, kiểm tra, hỗ trợ, tra cứu, khai thác thông tin. Đặc biệt, với những chức năng của phần mềm iOffice góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hướng đến một hệ thống thông tin đồng nhất.

Việc triển khai phần mềm iOffice đến các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau không nằm ngoài mục đích cải cách hành chính, nhằm tạo môi trường làm việc hiện đại, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Nhìn nhận sự ưu việt của phần mềm iOffice mang lại nhưng trên thực tế không ít địa phương vẫn còn tình trạng giải quyết hồ sơ công việc bằng văn bản giấy.

Ông Đặng Minh Luận, Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, thông tin, trong quá trình giải quyết hồ sơ công việc, cán bộ chuyên môn vẫn còn thói quen sử dụng văn bản giấy. Thói quen này là một trong những hạn chế mà địa phương đã nhìn thấy và sẽ khắc phục. Do đó, thời gian tới, UBND xã sẽ tăng cường chỉ đạo cho tất cả cán bộ chuyên môn phụ trách của xã thực hiện nhiều hơn việc xử lý hồ sơ công việc qua hệ thống phần mềm iOffice, vừa đảm bảo rút ngắn thời gian giải quyết công việc, vừa tiết kiệm được ngân sách của địa phương.

Việc sử dụng phần mềm iOffice đã và đang đem lại nhiều tiện ích trong xử lý công việc hành chính trên môi trường mạng. Đây sẽ là nền tảng tạo bước đột phá mới trong công tác cải cách hành chính, tạo lập thói quen cho cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số./.

 

Thanh Phương

 

Tạo thuận lợi cho người dân làm TTHC

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động.

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.

Khánh Thuận sáng kiến cải cách hành chính

Mô hình tổng đài cải cách hành chính (CCHC), thiết lập tài khoản Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận kê khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác CCHC, chuyển đổi số tại địa phương.

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.