ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 11:42:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều trường tiểu học gặp khó do “vướng” quy định dạy thêm

Báo Cà Mau

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được áp dụng từ năm học 2020 - 2021 đối với khối lớp 1 và đến năm học 2024 - 2025 thì tất cả các khối lớp từ 1 - 12 đều thực hiện theo chương trình này. Trong quá trình thực hiện, thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn, gây lúng túng cho cả nhà trường và phụ huynh. Trong đó, việc nhiều trường tiểu học gặp khó do “vướng” quy định dạy thêm trong trường học là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.

Chữ viết nguệch ngoạc của một học sinh lớp 1 (tại một trường tiểu học ở ven biển) sau 7 tuần học chính thức.

Năm học 2024 - 2025 khởi đầu với niềm vui mới là tất cả các cấp học, các khối lớp từ 1 - 12 đều được thống nhất công tác dạy và học theo Chương trình GDPT 2018. Điều này cũng giảm bớt “áp lực” cho các trường học vì không còn cảnh xây dựng kế hoạch năm học vừa cho Chương trình GDPT 2018, vừa cho Chương trình GDPT 2006…

Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình GDPT 2018, nhiều trường học, đặc biệt là khối lớp 1 và 2 của cấp tiểu học lại vướng quy định “dạy thêm, học thêm trong trường học” của Bộ GD-ĐT, trong khi nhu cầu cho con em học thêm của phụ huynh rất cao và thực tế đã có một số trường tiểu học vi phạm quy định “cấm dạy thêm” này do yêu cầu của phụ huynh.

Theo tìm hiểu, việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học được ngành Giáo dục hướng dẫn là “Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần” (đối với cơ sở giáo dục tiểu học đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày). Theo đó, các trường thường tổ chức dạy 4 tiết vào buổi sáng và 2 tiết vào buổi chiều.

Do buổi chiều học sinh khối lớp 1 và 2 của cấp tiểu học chỉ học 2 tiết nên được ra về rất sớm, thường là vào khoảng 14 giờ 10 phút, hoặc 15 giờ (tùy theo thời khóa biểu của các ngày trong tuần). Việc học sinh ra về quá sớm cũng gây bất tiện cho nhiều phụ huynh trong việc đón con. Từ thực tế đó, nhiều phụ huynh có đơn yêu cầu nhà trường tổ chức “dạy thêm” cho con em mình đến 16 giờ để thuận tiện trong việc rước con.

Cũng do “chìu ý” phụ huynh, một số trường tiểu học đã tổ chức “dạy thêm” có thu tiền với giá 7.000 đồng/tiết/học sinh. Dù có hơn 90% phụ huynh có nhu cầu, có đơn yêu cầu… nhưng việc làm này lại sai so với quy định cấm dạy thêm trong trường tiểu học của Bộ GD-ĐT tại Thông tư 17/2012. Qua kiểm tra, giám sát, ngành Giáo dục đã buộc các đơn vị vi phạm phải trả lại tiền đã thu của phụ huynh dù đã tổ chức dạy trong nhiều tuần.

Trước quy định này, để thuận tiện cho phụ huynh trong việc rước con do học sinh phải ra về quá sớm, Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (Phường 3, TP. Bạc Liêu) đã tổ chức các câu lạc bộ (CLB) như: mỹ thuật, âm nhạc, cờ vua, tiếng Anh… giúp cho học sinh có sân chơi trong khi chờ phụ huynh đến đón lúc 16 hoặc 17 giờ.

Học sinh Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (Phường 3, TP. Bạc Liêu) sinh hoạt ngoại khóa Câu lạc bộ Tiếng Anh. Ảnh: C.K

Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng làm được như thế. Một cán bộ quản lý giáo dục của một trường tiểu học vùng ven biển của huyện Hòa Bình, chia sẻ: “Ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, trong các buổi họp phụ huynh, nhà trường đã thông báo thành lập các CLB nhưng không thành lập được do không có phụ huynh nào đăng ký cho con em mình. Vì theo quy định, mỗi CLB phải có tối thiểu 15 học sinh. Thực tế là các trường ở thành thị như thành phố hay thị trấn thì tổ chức được các CLB như thế vì học sinh có đam mê, phụ huynh có nhu cầu. Còn ở các trường vùng nông thôn thì không tổ chức được mô hình này”.

Còn Hiệu trưởng một trường khác lại cho biết: “Thực tế là có một số học sinh lớp 1 dù đã vào học chính thức được gần 7 tuần nhưng viết chữ vẫn chưa được. Dù biết rằng rất khó cho giáo viên, song không thể tổ chức dạy thêm môn Tiếng Việt hay Toán cho các em vì vướng quy định dạy thêm trong trường tiểu học”.

Châu Khánh

---------------------------

Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT: “Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học 2 buổi/ngày: Đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức học 2 buổi/ngày, việc dạy thêm ngoài giờ học chính khóa là không được phép. Điều này nhằm đảm bảo rằng học sinh không bị quá tải và có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.

Hạn chế dạy thêm đối với học sinh tiểu học: Đối với học sinh tiểu học, việc tổ chức dạy thêm được hạn chế nghiêm ngặt. Chỉ có những hoạt động dạy thêm liên quan đến bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục - thể thao, hoặc rèn luyện kỹ năng sống mới được phép tổ chức. Điều này nhằm tránh việc học sinh tiểu học bị áp lực học tập quá sớm, đồng thời khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những lĩnh vực bổ trợ cần thiết”.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.