ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 05:53:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn nghề xe ôm

Báo Cà Mau Hiện nay, nghề chạy xe ôm thu hút nhiều thành phần, có thể là những người kinh tế khó khăn chạy xe ôm để mưu sinh, hoặc người điều kiện kinh tế trung bình, khá cũng chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, nghề xe ôm bây giờ không phải dễ dàng kiếm sống và lắm khi cũng rất dễ làm cho người ta sa ngã.

Hiện nay, nghề chạy xe ôm thu hút nhiều thành phần, có thể là những người kinh tế khó khăn chạy xe ôm để mưu sinh, hoặc người điều kiện kinh tế trung bình, khá cũng chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, nghề xe ôm bây giờ không phải dễ dàng kiếm sống và lắm khi cũng rất dễ làm cho người ta sa ngã.

Không chỉ ở thành thị, nông thôn Phú Tân bây giờ đường sá thông thương, kinh tế phát triển, giá cả xe cộ phù hợp với điều kiện của nhiều người nên lượng xe gia đình tăng nhanh. Người dân tự túc được phương tiện đi lại. Hơn nữa, với sự tham gia của các phương tiện vận tải công cộng, nhất là khi tuyến xe buýt Cái Nước - Cái Ðôi Vàm, Cà Mau - Cái Ðôi Vàm đi vào hoạt động thì phần lớn cánh xe ôm mất đáng kể lượng khách đường dài. Khách của họ còn lại những người chưa có phương tiện đi lại, khách từ xa đến.

Thu nhập hạn chế

Ông Lê Tấn Thành, Khóm I, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân có mười mấy năm làm nghề chạy xe ôm. Ðây là nghề mưu sinh của gia đình ông. Ông Thành cho biết, trước chưa có xe buýt, người dân cũng ít sắm xe, làm nghề xe ôm cũng thoải mái, thu nhập ổn định, lo được cuộc sống cho gia đình. Bây giờ có xe buýt tuyến đường Cái Nước - Cà Mau thì người dân thích đi xe buýt vừa an toàn, vừa giá rẻ hơn, cánh xe ôm mất khách đường dài, chủ yếu là đưa đón khách tại các trạm xe buýt.

Nghề xe ôm bây giờ khó có khách đường dài.  Ảnh: QUỐC TOẢN

"Xe ôm đông, nhiều người được người nhà đưa rước nên đậu tài chờ đến lượt mình lâu lắm. Mà gặp tài đi xa thì còn đỡ, nhưng chủ yếu là tài đi gần chỉ khoảng 10.000-20.000 đồng, cả ngày chừng năm ba tài, thu nhập đâu có bao nhiêu", ông Lê Tấn Thành chia sẻ.

Tại ngã ba giao nhau giữa tuyến lộ liên huyện Cái Nước - Cái Ðôi Vàm và lộ về trung tâm xã Rạch Chèo đã hình thành một bến xe ôm tự phát. Ở đây có hơn chục xe ôm đậu thường trực chờ khách. Mỗi khi có xe buýt xuống, mọi người lại khấp khởi. Niềm vui cũng như nỗi thất vọng thể hiện rõ khi khách nhiều hay khách ít, hoặc có người nhà rước.

Có khi gặp khách đi gần, các bác tài thậm chí chấp nhận vi phạm luật, chở đôi để có thêm tiền, bởi đậu bến đợi tài thì lâu mà mỗi chuyến chỉ 10.000-20.000 đồng thì coi như không thu được bao nhiêu.

Ông Ðặng Văn Tuấn, ấp Cái Ðôi, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, hành nghề tại bến xe này, cho biết: "Hằng ngày thu nhập sau trừ chi phí còn khoảng 80.000-100.000 đồng. Nếu những ngày mưa nhiều, ít khách thì chỉ được 20.000-30.000 đồng, cũng có khi về không".

Chính vì ế ẩm nên có người cũng không trụ vững. Ông Nguyễn Văn Tố, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân mới hành nghề chạy xe ôm được khoảng 1 năm nay. Những ngày mới chạy, cũng có đồng vào, đồng ra để xoay xở trong lúc khó khăn. Nhưng bây giờ khách thì ít, xe ôm thì nhiều nên thu nhập cũng rất bấp bênh. Ông Nghĩa dự định kiếm nghề khác làm để lo cuộc sống cho gia đình.

Nhiều cám dỗ

Ðã khó khăn trong việc mưu sinh, nhưng nghề chạy xe ôm cũng có nhiều cám dỗ. Tại các bến xe, không thiếu những hình ảnh trong lúc chờ khách, các bác tài xe ôm thường giết thời gian bằng cách đánh cờ, đánh bài.

Anh Văn Tấn, ấp Cái Ðôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, lý giải: "Trong thời gian chờ khách, ngồi hoài cũng buồn, anh em thấy vậy nên rủ đánh bài tính điểm, trị giá là 4 cái bánh bao để ăn sáng luôn".

Tuy nhiên, từ cái nhỏ mới phát sinh chuyện lớn. Lúc đầu chỉ là giao lưu, hay hơn thua những độ cà phê, phần ăn, nước uống… nhưng dần dà cũng không ngoại trừ trường hợp sát phạt, hay tham gia tệ nạn xã hội để rồi thậm chí hết tiền trong túi mà có khi không còn phương tiện hành nghề.

Ngoài ra, đôi khi vì miếng cơm manh áo mà các tài xế xe ôm xảy ra tình trạng tranh giành khách, giành tuyến để rồi không ít trường hợp ẩu đả, làm mất trật tự, mất tình đoàn kết đồng nghiệp.

Ðiều kiện kinh tế mỗi gia đình khác nhau, chạy xe ôm cũng là một nghề để mưu sinh. Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi các bác tài phải thật sự tích cực, chịu khó mới có thể bám trụ được. Bên cạnh đó, phải có quy định, quy chế để họ tự quản lý lẫn nhau, khi đó hoạt động xe ôm mới đảm bảo tình hình an ninh trật tự./.

Quốc Hiệp

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.