ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 22:46:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn tuổi thơ

Báo Cà Mau Nghỉ hè là khoảng thời gian học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập. Thế nhưng, đâu đó ở những vùng nông thôn huyện Năm Căn vẫn còn không ít các em thiếu nhi chưa tận hưởng được ý nghĩa thật sự của mùa hè.

Nghỉ hè là khoảng thời gian học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập. Thế nhưng, đâu đó ở những vùng nông thôn huyện Năm Căn vẫn còn không ít các em thiếu nhi chưa tận hưởng được ý nghĩa thật sự của mùa hè.

Em Trần Quốc Khánh, học sinh lớp 4, tuy mới 10 tuổi đầu nhưng hằng ngày em phải phụ bà ngoại đi bán từng nâm bánh cam. Gia đình nghèo, bà ngoại thì bị bệnh, chân không đi được xa, nên mỗi ngày 2 buổi em chở bánh đi bán. “Ngày con đi bán 2-3 lần. Ði học con cũng bán, nghỉ học cũng đi bán. Sáng 6 giờ con đi bán, buổi trưa thì bắt đầu đi từ 12 giờ. Nhà ngoại không ai nên con ở với bà ngoại vừa đi học, vừa bán bánh kiếm tiền phụ bà". 

Cho trẻ tham gia các hoạt động ở hồ bơi là việc làm cần thiết, vừa vui chơi vừa giúp các em có kỹ năng bơi, phòng tránh được tai nạn đuối nước.

Gia đình tuy không quá khó khăn, nhưng đối với em Nguyễn Chí Hướng, học sinh lớp 9, Trường THCS Tam Giang Ðông, những ngày hè em tranh thủ đi ghe biển kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho gia đình. Mỗi chuyến đi biển tuy không lâu nhưng cũng kiếm được vài trăm ngàn, đối với em đó là niềm vui. “Con muốn giúp cha mẹ con, nên ai mướn việc gì con làm việc đó, vác gạo hay đi biển gì con cũng đi làm", em Hướng chia sẻ.

Chị Nguyễn Thanh Thuý, mẹ của em Nguyễn Chí Hướng, tâm sự: “Thông qua những việc làm đó cũng rèn luyện tính siêng năng của cháu, để cho cháu biết quý đồng tiền, cũng như không tham gia các tệ nạn xã hội. Gia đình cũng theo dõi quá trình đi làm của cháu, những việc nặng quá khả năng thì gia đình sẽ không cho cháu làm”.

Ông Nguyễn Chí Ðoan, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, cho biết: “Do điều kiện xã Tam Giang Ðông đặc biệt khó khăn, nguồn kinh phí của xã cũng hạn chế nên từ đó xã chưa bố trí được sân chơi tập trung cho trẻ em trong dịp hè; chủ yếu con em tập trung chơi tại gia đình, các điểm nhỏ lẻ tại ấp. Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục vận động bà con Nhân dân quan tâm hơn nữa công tác chăm sóc con em mình, đặc biệt lưu ý tránh trẻ bị đuối nước cũng như sa ngã vào các tệ nạn xã hội”.

Việc thiếu sân chơi cho trẻ em là thực trạng chung ở các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn, vì điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc quy hoạch xây dựng các khu vui chơi tập trung vẫn chưa thực hiện được. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, chung tay phối hợp của các ngành để tổ chức nhiều hoạt động hè cho các em bằng những hội thi, hội diễn văn nghệ, sân chơi lưu động hè, các lớp dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn, tuy nhiên, những sự kiện đó chỉ thu hút được một phần trẻ em tham gia. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi gia đình, các bậc cha mẹ cần nâng cao ý thức quản lý và chăm sóc con em mình chu đáo hơn, tránh để các em tập trung vui chơi ở những nơi không an toàn, hoặc tụ tập ở những nơi dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội./.

Bài và ảnh: Lê Hoàng

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.