ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 09:31:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhóm hoạ sĩ miền Tây triển lãm mỹ thuật tại Hà Nội

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 16/7, nhóm hoạ sĩ đến từ 4 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Vĩnh Long tổ chức khai mạc triển lãm "Sắc màu miền Tây 2023" tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, số 16 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cắt băng khai mạc triển lãm.

Cuộc triển lãm được Hội Mỹ thuật Việt Nam và Ban giám đốc Nhà triển lãm Mỹ thuật hỗ trợ.

99 tác phẩm của 10 tác giả với các chất liệu như: Sơn dầu, Acrylic, khắc gỗ, bút sắt, màu nước, in kỹ thuật số, đã được giới thiệu đến công chứng yêu mỹ thuật của Thủ đô.

Nội dung các tác phẩm thể hiện về vẻ đẹp quê hương gắn liền với những giá trị văn hoá miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và những góc nhìn về đời sống, thiên nhiên tươi đẹp của con người, đất nước Việt Nam nói chung.

Các tác phẩm của Họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh (tỉnh Cà Mau) được trưng bày tại triển lãm.

Tác phẩm “Điệu múa” (chất liệu sơn dầu) của Họa sĩ Hồ Văn Hưng (tỉnh Sóc Trăng).

Hoạ sĩ Hồ Văn Hưng (tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ ông yêu thích thể hiện đề tài về văn hoá dân tộc, truyền thống một cách nhẹ nhàng, sâu lắng, đôi khi mang một ít triết lý nhân sinh; về cuộc sống đời thường nhưng lại chứa đầy bản sắc văn hóa của một vùng đất.

Họa sĩ trẻ Lê Ngọc Quỳnh (tỉnh Cà Mau) mang đến triển lãm tác phẩm "Chuyện Cò" là bộ sưu tập các bức tranh màu nước mới ra mắt sau hơn 3 năm ấp ủ.

Họa sĩ Phan Thái Hoàng, Chi hội trưởng Mỹ thuật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Đây là dịp để các hoạ sĩ đóng góp thành quả lao động nghệ thuật, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời mang đến cho công chúng Hà Nội thưởng thức sự sáng tạo của các họa sĩ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phản ánh về vùng đất, đời sống sinh hoạt của người dân miền sông nước”.

Du khách Hà Nội tham quan triển lãm.

Các họa sĩ miền Tây chụp ảnh lưu niệm với Hội đồng Nghệ thuật Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đánh giá: “Các tác phẩm triển lãm lần này tập trung phản ánh sinh động về vùng đất, con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khắc họa đậm nét dấu ấn văn hóa của vùng đất này. Các tác phẩm không chỉ rất phong phú về đề tài, mà còn đa dạng về chất liệu thể hiện, đây là thành quả lao động nghệ thuật rất đáng trân trọng, góp phần đưa nghệ thuật tạo hình đến với công chúng Hà Nội”.

Triển lãm diễn ra từ ngày16-25/7./.

 

Hoàng Vũ

Cô giáo “tài tử”

Tiết Ngữ văn của Lớp 12X1, Trường THPT Võ Thị Hồng (huyện Trần Văn Thời) do cô giáo Huỳnh Sơn Ca (sinh năm 1989) đứng lớp, bất ngờ đón đoàn khách từ Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Ðiểm dừng chân đặc biệt trong chuyến thực tế sáng tác tại huyện Trần Văn Thời đã gieo vào lòng nhiều văn nghệ sĩ xúc cảm đẹp, khi trên bục giảng, cô giáo trẻ say sưa ca bài “Vầng trăng tri kỷ” theo điệu Liên Nam của tác giả Minh Ðăng để khởi động, dẫn dắt học sinh vào bài giảng “Những thế giới của thơ”.

Giữ khoảnh khắc đẹp quê lúa

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Phục Anh sinh năm 1977, quê tỉnh Thanh Hoá. Tốt nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, hiện NSNA Nguyễn Phục Anh sinh sống và kinh doanh tại phố Diêm Ðiền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

Nàng Kiều "Dưới bóng giai nhân" có gì mới?

“Dưới bóng giai nhân" là một trong những vở diễn lớn của Sân khấu Idecaf từ sau dịch Covid-19. Vở diễn có sự góp mặt của hơn 50 nghệ sĩ, hơn 200 bộ trang phục cổ trang cùng nhiều cảnh trí hoành tráng. Những tên tuổi nổi tiếng từng gắn bó với Sân khấu Idecaf như: Thanh Thuỷ, Mỹ Duyên, Ðại Nghĩa, Ðình Toàn, Bạch Long... gần như từ chối hết các lịch chạy show để góp mặt trong vở diễn, dù là vai nhỏ nhất.

Lung linh Giáng sinh sớm

Dù chưa đến Giáng sinh nhưng không khí mùa lễ hội cuối năm dường như đã len lỏi nhiều nơi. Thời điểm cuối năm nay, nhiệt độ ở Cà Mau giảm, không khí lành lạnh, dễ chịu hơn. Ðây cũng là lúc những quán cà phê, trung tâm thương mại tận dụng “sự chiều lòng” của thời khắc chuyển mùa, đầu tư cảnh trí, tạo không gian Giáng sinh sớm cho người dân tham quan và vui chơi.

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần VIII, năm 2024

Có 50 giải được trao cho các tập thể và cá nhân tại Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2024. Trong đó, 2 giải A tập thể thuộc về Đội Đờn ca tài tử Đầm Dơi 2 và Đội Đờn ca tài tử huyện U Minh.

Cùng Hải Phòng bừng sáng miền di sản

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Ðỗ Trọng Luân từ nhỏ thường được theo cha đi chụp ảnh, hơn ai hết, anh cảm nhận rõ niềm đam mê của thân phụ. Nối bước theo cha, anh đi nhiều nơi, chụp nhiều, đặc biệt về đất và người Hải Phòng quê hương.

"Tha" đồn giặc

Trăng mờ, bấc liu riu, một già một trẻ, chú Năm (Trung đoàn trưởng) cao gầy, cảm giác già nua, tôi thoăn thoắt như chú sóc non chuyền cành.

Lần đầu tôi đi coi hát

Xóm tôi cách thị trấn Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chừng hơn 5 cây số. Hồi đó, Rau Dừa là thị trấn sung túc, sầm uất chẳng kém gì thị trấn Cái Nước. Hằng năm, mỗi khi mùa khô đến, gánh hát các nơi thường hay về đây lưu diễn, nhiều lần nhất là gánh hát Hương Tràm.

Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024

Tối nay (5/12), trên quê hương Đầm Dơi anh hùng, giàu truyền thống cách mạng đã diễn khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh, đặc biệt là kỷ niệm 40 năm ngày tái lập huyện Đầm Dơi (17/12/1984-17/12/2024).

Lan toả văn hoá đọc trong học đường

Gala Sách và Hành động PVCFC 2024 “Mũi mở sóng” (Gala) là sự kiện Gala đầu tiên vừa được tổ chức thành công tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, với sự tham gia của gần 200 học sinh trung học phổ thông (THPT) đến từ các Câu lạc bộ (CLB) Sách và Hành động PVCFC trên địa bàn tỉnh. Sự kiện này đã góp phần tạo nên một không gian văn hoá đọc thật đặc biệt, với những trang sách được lật giở, những câu chuyện được sẻ chia, những ý tưởng đã được nảy sinh...