ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 17:15:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những thanh niên dám nghĩ, dám làm

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, Huyện đoàn Cái Nước luôn đẩy mạnh phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp. Anh Ngô Minh Trung, Bí thư Huyện đoàn Cái Nước, cho biết: "Các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên luôn được các cấp bộ Đoàn quan tâm và nhân rộng những mô hình hiệu quả. Thành công của mô hình có tác dụng rất lớn: động viên, khuyến khích thanh niên khởi nghiệp".

Khởi nghiệp từ ươm dèo cua giống

Khởi nghiệp vỏn vẹn chỉ có vài triệu đồng mà giờ đây mỗi tháng anh Phạm Chí Cường (ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước) thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Đó là nhờ anh dám nghĩ, dám làm, kiên trì khắc phục khó khăn.

Khi lập gia đình, rồi con cái ra đời, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, anh Phạm Chí Cường đi nhiều nơi để tìm hiểu những mô hình kinh tế hiệu quả học hỏi và áp dụng. Sau quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy mô hình ươm dèo cua giống mang lại hiệu quả kinh tế cao và bắt tay vào thử nghiệm.

 Anh Hướng thu hoạch sò huyết.

Ban đầu chỉ có 6 triệu đồng (trong đó 2,5 triệu đồng được hỗ trợ từ "Quỹ giúp nhau lập nghiệp"), anh ươm thử 3 hầm cua giống. Chỉ sau 12 ngày nuôi, anh không những thu lại được toàn bộ số vốn mà còn lãi thêm 3 triệu đồng. Bước đầu khả quan, anh tiếp tục ươm thêm nhiều đợt cua giống, rồi mở rộng thêm hầm ươm. Giờ đây, gia đình anh Cường đã có đến 45 hầm ươm cua giống, được bà con gần xa đến mua con giống chất lượng.

Anh Cường chia sẻ: "Nuôi lâu thì rút kinh nghiệm, nắng nóng che lưới phía trên hầm để nhiệt độ dịu xuống vì cua giống không chịu được nhiệt độ cao. Mùa mưa thì mua giống về ươm trong nhà để nó thích nghi trước, sau đó mới thả ra hầm".

Theo anh Cường, nuôi cua giống chỉ tốn công chăm sóc, không tốn quá nhiều chi phí, bởi thức ăn cho cua là cá tạp chủ yếu anh đánh bắt dưới sông. Mua mê (ấu trùng cua) cũng không tốn nhiều chi phí. Vốn nặng nhất là khi bắt đầu làm, bởi phải đào hầm thả con mê. Hầm đất có lót bạt là hầm nuôi đạt đầu con nhất.

"Khâu chọn giống rất quan trọng. Khi tìm được con mê tốt thì tỷ lệ hao hụt sẽ ít, lợi nhuận đem về nhiều hơn. Mê chất lượng phải có màu sáng, bơi nhanh, bám chắc vào lưới. Mùa mưa phải ngăn không cho nhái nhảy vào hầm cua rồi đẻ trứng, vì khi nở, nhái con có thể ăn hết cua giống", anh Cường chia sẻ kinh nghiệm.

Sau 8 năm khởi nghiệp từ ươm cua giống, giờ đây kinh tế anh Cường khá ổn định, mỗi tháng anh bỏ túi ít nhất 13 triệu đồng. Anh cũng là người tích cực hỗ trợ bà con về kỹ thuật ươm dèo cua giống, nhất là những thanh niên mới khởi nghiệp.

Giàu lên nhờ nuôi sò huyết

Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, không được học hành đến nơi đến chốn, anh Lê Văn Hướng (ấp Đông Mỹ, xã Trần Thới, huyện Cái Nước) đã bươn chải mưu sinh từ khi còn rất trẻ.

Lăn lộn với nhiều nghề, nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, gom góp vốn liếng, anh quyết định đầu tư nuôi sò huyết và thắng lớn. Giờ đây, mỗi năm anh bỏ túi hơn 100 triệu đồng từ việc bán sò huyết thương phẩm.

Theo anh Hướng, nuôi sò huyết rủi ro thấp, giá cả lại ổn định, đầu ra mạnh; nguồn thức ăn tự nhiên, ít tốn kém chi phí; chủ yếu chỉ tốn vốn đầu tư con giống. Giống đem về thả trực tiếp vào môi trường nuôi, không cần phải qua xử lý. Chỉ cần dùng lưới vây quanh nuôi, lưới vây chỉ cần cao hơn mặt nước 0,2 m để ngăn không cho sò ra bên ngoài. Không cần cho ăn hay chăm sóc, chỉ cần trông coi đến khi thu hoạch.

"Con sò huyết nắng nhiều, mưa nhiều cũng chết. Nuôi sò gần 5 năm nay, tôi rút ra được kinh nghiệm nuôi là thả con giống như thế nào hợp lý chứ không thể chữa bệnh cho nó. Với con sò, hễ bệnh là chết chứ không có thuốc nào cứu nổi. Điểm cần lưu ý là mật độ thả sò giống, tuỳ thuộc vào điều kiện của vùng nuôi và phụ thuộc kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng mà thả cho phù hợp. Nếu sò giống thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp không đủ, làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng", anh Hướng chia sẻ kinh nghiệm.

Không những phát triển kinh tế gia đình, anh Hướng luôn tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội. Anh thường tặng gạo, quà cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo; hỗ trợ tập, sách cho học sinh nghèo đầu năm học mới.../.

Thảo Nguyên

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.