ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 08:13:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những mầm xanh văn nghệ học đường

Báo Cà Mau

Học đường giờ đây không chỉ là nơi trao truyền kiến thức, mà còn là không gian mở cho các hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Từ đây, những nhân tố mới được phát hiện, bồi đắp, trở thành những mầm xanh chắc khỏe, những hạt nhân nòng cốt của phong trào văn hóa - văn nghệ (VH-VN) tỉnh nhà.

Học sinh TX. Giá Rai tham gia Liên hoan “Hoa phượng đỏ” - hè 2024.

Tự tin tỏa sáng

Cách đây không lâu, tại Liên hoan “Hoa phượng đỏ” tỉnh Bạc Liêu - hè 2024, chất giọng trầm ấm, truyền cảm và “ngọt như mía lùi” của em Nguyễn Thị Như Quỳnh (lớp 9, Trường THCS Chu Văn An, huyện Hồng Dân) đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả, Ban giám khảo. Và Như Quỳnh đã chiến thắng đầy thuyết phục khi đoạt giải A thể loại đơn ca. Chiến thắng của Quỳnh càng khiến cho các bạn nhỏ ở thị xã, thành phố - nơi có nhiều điều kiện để phát triển năng khiếu VH-VN phải nể phục khi một cô bạn ở vùng sâu, điều kiện phát triển năng khiếu còn nhiều hạn chế nhưng vẫn vươn lên vị trí tốp đầu.

Như Quỳnh được ví như “cây văn nghệ” của trường, đoạt nhiều giải cao ở các cuộc thi VH-VN các cấp. Vốn đam mê ca hát từ nhỏ, nên dù điều kiện tập dượt còn nhiều khó khăn, em vẫn vượt qua tất cả để theo đuổi đam mê ca hát của mình. Như Quỳnh chia sẻ: “Mỗi lần được tham gia các sân chơi VH-VN là một kỷ niệm đáng nhớ và bổ ích đối với em. Ở những sân chơi này em được tự tin bộc lộ đam mê âm nhạc, được gặp gỡ, giao lưu, gắn kết, học hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hay của các bạn nhỏ trong tỉnh khi biểu diễn trên sân khấu lớn”.

Tại Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ tỉnh Bạc Liêu - năm 2024 mới đây, khán giả mộ điệu và các nghệ nhân tham gia đặc biệt ấn tượng với một thí sinh nhỏ tuổi với chất giọng ấm, khỏe, nhịp phách chắc, thể hiện đầy tự tin 2 lớp Nam xuân. Đó là phần thi của em Nguyễn Huỳnh Thiên Long (học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ, TP. Bạc Liêu). Thiên Long cùng với cha và các thành viên khác đại diện cho đơn vị TP. Bạc Liêu tham gia liên hoan lần này.

Có lẽ ít ai biết rằng đây là lần đầu tiên Thiên Long “bơi ra biển lớn”, tự tin phô diễn kỹ năng ca tài tử cùng với các cô chú nghệ nhân lớn tuổi. Xuất thân trong một gia đình tài tử “nòi”, cả cha và mẹ Thiên Long dù là cán bộ, công chức nhưng có chung niềm đam mê với ĐCTT, vừa ca hay, vừa có thể sáng tác được nhiều bài bản. Cha mẹ em cũng rất “có duyên” với giải thưởng khi liên tục đoạt giải cao ở các cuộc thi sáng tác, liên hoan ĐCTT… Bởi vậy, từ khi vào mẫu giáo, Long đã có thể ngân nga vài câu vọng cổ. Rồi tình yêu ấy cứ thế lớn dần, và giúp Long học thuộc nhanh, vào nhịp chắc gần 20 bài bản Tổ ĐCTT. Các chú nghệ nhân đờn khi tập dượt cho Long cứ tấm tắc khen em có tài năng thiên phú, nếu được mài dũa tốt chắc chắn sẽ là một “viên ngọc sáng” trong tương lai.

Thiên Long (bìa phải) và cha tập dượt tham gia liên hoan. Ảnh: Đ.K.C

Vun bồi cho những mầm xanh

Thiên Long bộc bạch: “Phong trào văn nghệ ở trường học đã rèn cho em sự tự tin, giúp em nhận ra ĐCTT là niềm đam mê lớn. Không chỉ mong muốn kế thừa truyền thống của gia đình, cùng cha mẹ theo đuổi đam mê, mà em còn mong muốn góp một phần công sức nhỏ của mình để gìn giữ, kế thừa, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ĐCTT đến các bạn nhỏ”.

Cả Như Quỳnh, Thiên Long và rất nhiều học sinh tỉnh nhà được phát hiện, chăm bồi và tỏa sáng từ phong trào VH-VN học đường. Để khuấy động mạch ngầm nghệ thuật này, các trường học, địa phương đã xây dựng, đầu tư nhiều sân chơi phong phú, giúp các em học sinh có cơ hội thể hiện bản thân và khám phá năng khiếu của chính mình. Quan trọng hơn cả, nhiều hoạt động ngoài tính nghệ thuật còn giúp trao gửi những thông điệp giá trị về lịch sử, văn hóa, đạo học…

Thực tế đã chứng minh, phong trào ca hát trong học đường chính là “cái nôi” ươm mầm tài năng nghệ thuật cho sân khấu chuyên nghiệp. Trước đây, quá trình tham gia của các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm văn nghệ trong nhà trường, tại nhà thiếu nhi đã góp phần phát hiện, bồi dưỡng và làm nền tảng tạo nên các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng thuộc thế hệ 7X, 8X và 9X. Ngày nay, từ sinh hoạt VH-VN học đường, nhiều tài năng tiếp tục nuôi dưỡng đam mê và tỏa sáng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều chương trình văn nghệ học đường đã vươn mình từ những sân khấu nhỏ trở thành chương trình lớn, gắn kết với các hoạt động gây quỹ giúp đỡ học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, phụ huynh. Sức hút của những chương trình này cho thấy, trường học giờ đây không chỉ đơn thuần là nơi trao truyền kiến thức mà đang dần trở thành một trong những không gian văn hóa - nghệ thuật để ươm mầm tài năng trẻ.

Trưởng thành từ các phong trào VH-VN học đường, trở thành những mầm xanh chắc khỏe tự tin theo đuổi đam mê nghệ thuật, một thế hệ “vàng” của học đường Bạc Liêu đang chung tay xây dựng nên thế hệ mới có cả đức - trí - thể - mỹ.

Kim Trúc

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.