ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 13:29:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người quản trang tận tuỵ

Báo Cà Mau (CMO) Hằng ngày, đây đó có những người quản trang đang ngày đêm tận tuỵ miệt mài chăm sóc chu đáo nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ. Công việc nghĩa tình ấy là sự tri ân, vun đắp truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa" quý báu của dân tộc và cũng phần nào làm yên lòng những người đang sống.

Gần 15 năm nay, ngày nà, ông Phạm Hồng Pha (58 tuổi, Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau), Trưởng Ban Quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, cũng lặng thầm quét dọn, nhang khói, cắt tỉa, tưới cây tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

Thầm lặng tri ân

Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, năm 1975, ông Pha tình nguyện lên đường nhập ngũ, đóng quân tại Campuchia. Hơn 6 năm phục vụ trong quân đội, năm 1981, ông Pha xuất ngũ về quê nhà công tác tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Với ông, có lẽ trải qua đời lính chiến, được chứng kiến bao tấm gương hy sinh của đồng đội, nghĩa cử cao đẹp của những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, ông càng thấm thía cái giá của hoà bình. Y chí của một người lính Cụ Hồ thôi thúc, tháng 1/2004, ông xung phong nhận nhiệm vụ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau.

Ông Phạm Hồng Pha đang chăm sóc các phần mộ của liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau.

Ông Pha kể, lúc mới vô làm, nghĩa trang còn khá hoang sơ, cỏ dại, cây gai mọc um tùm. Ông phải phát quang trước, sau đó dùng cuốc xới gốc cỏ lên. Ông quần quật cả ngày đến tối mịt mới trở về. Bây giờ nghĩa trang được bê-tông hoá nên công việc đỡ vất vả hơn.

Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau toạ lạc tại Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau, được xây dựng uy nghi với diện tích rộng khoảng 14.000 m2, gồm các công trình: tượng đài, khu vực trồng cây xanh, phần mộ, nhà truyền thống... Hiện, nghĩa trang có 1.086 phần mộ, trong đó có 300 phần mộ chưa xác định danh tính. Các liệt sĩ yên nghỉ tại đây quê ở khắp mọi miền đất nước, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam... Ngày ngày gần gũi, chăm sóc, lau chùi các phần mộ, ông Pha thuộc tên và vị trí của những người yên nghỉ tại đây.

Giống như ông Pha, ông Đào Hoàng Chương (51 tuổi), gắn bó với công việc tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh được 9 năm. Ông tâm sự: “Hơn ai hết, tôi thấu hiểu những hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, vì thế tôi rất trân trọng, tâm huyết với công việc của mình như một cách để đền đáp công ơn, thể hiện tấm lòng với những người nằm xuống để chúng ta có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay”.

Ngoài việc chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang, ông Pha, ông Chương còn thường xuyên đón tiếp các đoàn khách, thân nhân, đồng đội liệt sĩ đến đây thăm viếng, đặc biệt vào tháng 7, các dịp lễ, Tết khách viếng rất đông, nhiều đoàn lặn lội từ miền Bắc, miền Trung vào.

Gắn nghiệp đến hết đời

Thầy giáo Nguyễn Trung Thành sinh ra và lớn lên tại Thanh Hoá, tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1975, sau đó được điều động về dạy học tại quê nhà. Năm 1985, thầy chuyển công tác về Trường THCS Long Hoà, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, nghỉ hưu năm 2010. Đã 7 năm nay, hằng ngày thầy vẫn thầm lặng chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ huyện tại Khóm 3, thị trấn Đầm Dơi. Hiện tại, nghĩa trang có gần 1.000 phần mộ của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có 145 phần mộ vô danh.

Năm nay thầy 67 tuổi, ở cái tuổi đáng ra nghỉ ngơi, hay tìm một công việc nhẹ nhàng hơn thì thầy lại nhận làm quản trang. Thầy tâm sự: “Tôi đã gắn bó với công việc này lâu rồi. Mấy năm nay tôi sống ngoài nghĩa trang, bên phần mộ của các liệt sĩ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Nhiều lúc phải đi xa, trong lòng cứ bồn chồn không yên, muốn trở về ngay. Tôi sẽ làm công việc này khi nào còn sức khoẻ, còn sống trên cõi đời này”.

Công việc thầm lặng của những người quản trang đã cống hiến cho đời những mật ngọt yêu thương, góp phần phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc

Kim Liếu

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 nghĩa trang liệt sĩ. Ông Pha, ông Chương, thầy Thành chỉ là 3 trong số rất nhiều người vẫn ngày đêm thầm lặng canh giấc nghìn thu cho liệt sĩ. Với họ, đây không chỉ là trách nhiệm mà là niềm vui, là một cách tri ân với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc”.

Bà Lê Thị Thu, ngụ xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đến thắp hương cho thân nhân là Liệt sĩ Nguyễn Văn Nhựt, chia sẻ: “Gia đình tôi thường vô nghĩa trang viếng mộ người thân. Mỗi lần vô đây, niềm vui lớn nhất của tôi là thấy phần mộ luôn được chăm sóc sạch sẽ”.

 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.