ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:21:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những nhân viên y tế không mặc blouse

Báo Cà Mau Lệ thường, khi nói đến những người mặc áo blouse, ta luôn nhìn thấy hình ảnh của người thầy thuốc, mà trực tiếp là đội ngũ y, bác sĩ, những người đang ngày đêm tận tình cứu chữa cho biết bao mạng sống con người.

Lệ thường, khi nói đến những người mặc áo blouse, ta luôn nhìn thấy hình ảnh của người thầy thuốc, mà trực tiếp là đội ngũ y, bác sĩ, những người đang ngày đêm tận tình cứu chữa cho biết bao mạng sống con người.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng, ngoài những người mặc màu áo trắng rất đỗi thân thương và gần gũi ấy vẫn còn có những người đang ngày đêm lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp cứu người, đó là những y công, hộ lý… Họ là những người chưa được tôn vinh, chưa được xã hội ghi nhận nhiều nhưng lại luôn là lực lượng phải chịu nhiều áp lực từ bệnh nhân, người thân của bệnh nhân và còn phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại của biết bao nhiêu mầm bệnh, hoá chất…

Công việc thường nhật của hộ lý Bé Năm.

Trong khi chế độ đãi ngộ khá ít ỏi, đời sống của nhiều hộ lý vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười và hài lòng với nhiệm vụ của mình. Ðiển hình cho những tấm gương đó có chị Nguyễn Thị Bé Năm, hộ lý Khoa Nội, Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau. Vào nghề từ năm 2005, với 33 tuổi đời, chị đã có 11 năm làm công tác hộ lý. Cũng bằng ấy thời gian, chị Bé Năm luôn được đồng nghiệp quý mến, bệnh nhân hài lòng vì thái độ mềm mỏng, tận tình với công việc, sẵn sàng giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, già yếu, không người chăm sóc.

Ông Nguyễn Hải, sinh năm 1952, ở Phường 6, TP Cà Mau, bị bệnh viêm phổi mãn tính, phải thường xuyên điều trị tích cực trong hơn 5 năm qua tại Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau, mỗi năm từ 2 đến 3 tháng. Ông Nguyễn Hải cho biết: “Tôi nằm điều trị ở đây rất thường xuyên, đội ngũ y, bác sĩ ở đây rất tận tình, chu đáo. Riêng hộ lý Bé Năm, tuy công việc khá vất vả nhưng cô lúc nào cũng tươi cười. Không riêng gì tôi, nhiều người bệnh lớn tuổi như tôi ở đây, nếu chưa có người nhà đến kịp, cô ấy sẵn sàng đi đóng viện phí, mua thuốc giùm, thậm chí cho mượn tiền, giúp đỡ người bệnh làm vệ sinh cá nhân…”.     

Hộ lý Nguyễn Thị Bé Năm chia sẻ: “Tôi làm hộ lý ở đây nhiều năm, có nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo, già yếu vào đây mà chưa lo kịp tiền, hoặc người nhà chưa đến kịp, thấy họ đau đớn, tôi không chịu nổi. Những lúc như vậy tôi trực tiếp đến gặp kế toán để ký nợ giùm họ…”.

Chị Nguyễn Mỹ Ái, Ðiều dưỡng trưởng Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau, nhận xét: “Hộ lý là công việc rất vất vả, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy mà trong hơn 10 năm làm công việc ấy, chị Bé Năm luôn luôn tươi cười. Chị rất tận tuỵ với công việc, siêng năng, cẩn thận, chịu thương, chịu khó. Nhiều lúc làm xong phần việc của mình, chị còn giúp đỡ đồng nghiệp khác trong đơn vị”.

Cũng là tấm gương hộ lý luôn tận tuỵ với công việc, chị Ðỗ Thị Xoan, Tổ trưởng Tổ Hộ lý, trực tiếp làm công tác hộ lý Khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, đã có 29 năm gắn bó với nghề.

Từng là hộ lý Khoa Lao từ năm 1987, mỗi ngày 8 tiếng, chị phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, chất thải từ bệnh nhân, rác thải y tế… nhưng đối với chị, được làm việc, được phục vụ cộng đồng là niềm vui, hạnh phúc lớn lao mà chị đã chọn lựa.

Chị Xoan tâm sự: “Mình làm việc trong môi trường độc hại, việc lây bệnh cho bản thân là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó là nhiệm vụ mà lãnh đạo đã phân công thì mình phải cố gắng hoàn thành cho tốt”.

 Bác sĩ Chuyên khoa I Quách Thành Nguyên nhận xét: “Trong nhiệm vụ được phân công, dù là vai trò tổ trưởng tổ hộ lý, nhưng chị Xoan luôn trực tiếp tham gia cùng với chị em ở các khoa khác, nhất là những khoa trọng điểm, khó khăn để xử lý nhiều vấn đề có tính phức tạp, chị được xem là trung tâm đoàn kết của chị em hộ lý.

Các phòng khám, bệnh viện là nơi có rất nhiều nguy cơ để các loại bệnh có điều kiện lây truyền, xâm nhập. Những người làm công việc hộ lý lại phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như thế. Ấy vậy mà vẫn có không ít tấm gương hộ lý luôn hết mình vì nhiệm vụ, các chị luôn chấp nhận phần thiệt về mình, không quản ngại khó khăn để mọi người có được môi trường trong lành, sạch sẽ hơn. Chị Nguyễn Thị Bé Năm và chị Ðỗ Thị Xoan chỉ là đại diện cho rất nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng đáng trân trọng như thế./.

Bài và ảnh: Phương Vũ

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.