ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:55:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những sáng kiến y khoa hữu ích

Báo Cà Mau Năm 2022 và 2023, ngành y tế Cà Mau nghiệm thu 780 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. Ðặc biệt có nhiều đề tài, sáng kiến xuất phát từ thực tiễn hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cũng như phục vụ đắc lực công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành.

Tận dụng dụng cụ nội soi lấy dị vật đường tiêu hoá

Trong một lần tiếp nhận ca bệnh nuốt một phần tư chiếc lưỡi lam, ê kíp của Khoa Thăm dò chức năng (Bệnh viện Ða khoa Cà Mau) khẩn trương hội chẩn, phân tích nếu áp dụng cách lấy thông thường sẽ làm tổn thương thực quản, thậm chí gây chảy máu nhiều, bệnh nhân rất đau. Mọi người nhanh trí dùng găng tay vô trùng trùm phía ngoài mũ cứng (dụng cụ trong bộ thắt thun tĩnh mạch thực quản) cố định vào đầu ống soi. Khi tiếp xúc thành thực quản, găng tay che chắn lưỡi lam, giúp lấy dị vật ra nhanh và không tổn thương thực quản. Từ đó, các ca lấy dị vật đường tiêu hoá được Khoa Thăm dò chức năng thực hiện nhanh chóng, an toàn.

Bác sĩ CKI Lâm Ngọc Khanh (bìa phải), người có sáng kiến tận dụng dụng cụ nội soi lấy dị vật đường tiêu hoá, mang lại hiệu quả cao.

Bác sĩ CKI Lâm Ngọc Khanh, Trưởng khoa, tác giả của sáng kiến, cho biết: “Ðối với những mảnh xương nhỏ, dị vật nhỏ, chúng tôi tái sử dụng mũ cứng chụp lên đầu ống soi, dị vật sẽ được hút vào trong mũ cứng và được kéo ra rất an toàn, gần như không gây trầy xước thực quản. Ðối với các xương lớn, dị vật nhiều góc cạnh sắc nhọn, chúng tôi kết hợp găng tay vô trùng và thực hiện như cách lấy lưỡi lam đã thành công!”.

Hằng năm, Khoa Thăm dò chức năng tiếp nhận từ 20-30 trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường tiêu hoá, như: nuốt đinh, bao thuốc Tây, răng giả, xương cá… Sáng kiến tận dụng dụng cụ nội soi lấy dị vật đường tiêu hoá ít tốn kém chi phí, linh hoạt trong sử dụng, do dễ mua, hiệu quả cao, giúp người bệnh tốn ít chi phí điều trị, nhất là độ an toàn cao, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Tự chế máy vùi mô đúc khối trong giải phẫu

Tại Khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Ða khoa Cà Mau), thạc sĩ Lâm Thanh Cầm cùng cử nhân xét nghiệm Hồ Chí Thảo và Bác sĩ Nguyễn Hà Ðô nghiên cứu tự chế máy vùi mô đúc khối trong kỹ thuật giải phẫu bệnh.

Cấu tạo của máy gồm: thân máy, bể chứa paraffin (dạng sáp), hệ thống vòi rót, bộ cấp nhiệt, hệ thống điều chỉnh nhiệt có cảm biến.

Thạc sĩ Lâm Thanh Cầm (thứ ba từ trái sang); cử nhân xét nghiệm Hồ Chí Thảo (thứ ba từ phải sang) cùng y, bác sĩ Khoa Giải phẫu bệnh thảo luận về hệ thống tự chế máy vùi mô đúc khối trong kỹ thuật giải phẫu bệnh.

Khoa Giải phẫu bệnh là nơi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán mô bệnh học và tế bào học, để cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng, là căn cứ giúp chẩn đoán và điều trị hợp lý. Thạc sĩ Lâm Thanh Cầm, Trưởng khoa, cho biết: "Ðể xét nghiệm, chẩn đoán mô bệnh chính xác, cần cố định mô. Vì thế phải vùi mẫu mô trong paraffin thành khối, có tác dụng như một khuôn giữ vững bệnh phẩm, đồng thời thâm nhập vào bên trong tế bào, giữ cho các tế bào yên vị khi cắt mảnh. Vì nếu đem cắt mô phẩm ngay thì mối liên quan giữa các tế bào cũng như cấu trúc mô bị biến đổi, thậm chí đảo lộn do tác động cơ học. Ðây chính là nguyên lý của vùi bệnh phẩm".

Trước đây, khoa được trang bị máy vùi mô đúc khối chuyên dụng của Dự án phòng, chống ung thư đồng bằng sông Cửu Long, hiện máy đã hư hỏng, không sửa chữa được; đầu tư mua mới thì rất tốn kém. Việc đưa vào hệ thống máy tự chế vùi mô đúc khối trong kỹ thuật giải phẫu bệnh đã kịp thời đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn hằng ngày của khoa, tính năng tiện dụng, các linh kiện thay thế dễ dàng, dễ mua, giá thành rẻ.

Sáng tạo mô hình mô phỏng vòng tuần hoàn máu

Để giảng dạy các bài thực hành giải phẫu sinh lý, giảng viên dùng các tranh vẽ, mô hình bằng chất liệu cao su hoặc hình ảnh 3D chiếu trên máy tính, sinh viên phải tưởng tượng nhiều, đôi khi rất khó nhớ. Vì vậy, việc trang bị mô hình cho sinh viên thực hành là hết sức cần thiết, nhà trường phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn để mua sắm.

Từ thực tế đó, TS. Huỳnh Ngọc Linh, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau cùng các cộng sự đã nghiên cứu và tạo ra “Mô hình mô phỏng vòng tuần hoàn máu ở người” với chi phí thấp, giúp sinh viên thực hành môn học giải phẫu sinh lý dễ học, dễ hiểu, nhớ lâu.

TS. Huỳnh Ngọc Linh nghiên cứu và tạo ra “Mô hình mô phỏng vòng tuần hoàn máu ở người”, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực hành môn Giải phẫu sinh lý dễ học, dễ hiểu, nhớ lâu.

TS. Huỳnh Ngọc Linh cho biết: “Tôi tham khảo mô hình 3D, tìm cách chế tạo ra mô hình bằng các vật dụng dễ kiếm, rẻ tiền. Mô hình được tạo với các mạch điện, khi được nạp dữ liệu, các bóng đèn LED được cấp nguồn điện sẽ cháy sáng. Các bóng đèn cháy sáng như dòng chảy lần lượt theo các nhánh tương đương với đường đi của các mạch máu. Phần mềm được cài đặt vào máy tính, có nút thanh menu để mở các file vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn phối hợp, đã được nạp sẵn trong phần mềm. Mô hình có thể điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm và cường độ ánh sáng của các đèn LED, giúp sinh viên dễ hiểu khi quan sát".

 

Mộng Thường

 

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Ung thư máu và những dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư máu là căn bệnh ác tính, nó khiến cho lượng bạch cầu trong cơ thể con người có thể sẽ tăng vọt lên một cách đột biến, khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra các chất đề kháng kịp thời và phản ứng lại với hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân

Ngoài đặc thù điều trị không dùng thuốc, tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau, việc góp phần phục hồi sức khoẻ bệnh nhân còn là sự kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu và chia sẻ của các bác sĩ, kỹ thuật viên.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.