ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-6-25 22:53:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những thanh niên thời @

Báo Cà Mau Năm 2015, Cà Mau có 3 thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đều thuộc thế hệ 8X, dám nghĩ, dám làm, không chỉ tìm được hướng phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, họ còn “cầm tay chỉ việc”, giúp thanh niên địa phương có phương kế lập nghiệp.

Năm 2015, Cà Mau có 3 thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đều thuộc thế hệ 8X, dám nghĩ, dám làm, không chỉ tìm được hướng phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, họ còn “cầm tay chỉ việc”, giúp thanh niên địa phương có phương kế lập nghiệp.

Mạnh dạn thử nghiệm những cách làm mới

Anh Trần Trung Phú.

Là kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, công tác tại Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, anh Trần Trung Phú (sinh năm 1982) đã và đang ấp ủ nhiều dự án giúp bà con tăng hiệu quả sản xuất. Trong đó, dự án nuôi lươn thương phẩm không bùn, thực hiện từ tháng 8/2014-1/2015, quy mô 90 m2, có 18 hộ 3 xã Khánh Hải, Khánh Lộc và Trần Hợi tham gia, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện đánh giá cao.

Anh Phú cho biết, ưu điểm của nuôi lươn không bùn là trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc diệt khuẩn xử lý nguồn nước, nhờ đó giảm thiểu tối đa dịch bệnh. Mô hình này còn khai thác hiệu quả thức ăn sẵn có của địa phương như: ốc bươu vàng, tép và cá tạp; giúp nông dân tăng thu nhập, tạo ra hướng phát triển mới trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ vậy, sản phẩm đầu ra có tính cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, với giá thị trường từ 140.000-160.000 đồng/kg.

Theo anh Phú, đây là mô hình dễ quản lý hơn so với điều kiện kỹ thuật chăm sóc nuôi lươn trong ao hoặc nuôi hầm đất nổi. Kết quả, với tổng số vốn đầu tư cho dự án hơn 430 triệu đồng, đạt tổng doanh thu hơn 800 triệu đồng. Riêng tại gia đình, anh nuôi được 3 hồ, lợi nhuận hơn 15 triệu đồng.

Anh cho rằng: “Làm kinh tế đôi lúc phải chấp nhận “đau”, thất bại. Đừng nản. Thử nghiệm 1 lần không được thì mày mò tìm sách, báo, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và học hỏi các mô hình ở nhiều nơi để chọn vật nuôi, cây trồng phù hợp với đất vườn nhà mình”. Từ năm 2013 đến nay, anh vẫn luôn ấp ủ dự án nuôi rắn ri tượng, ngoài ra mô hình nuôi gà thả vườn cũng đang được anh nuôi thử nghiệm tại gia đình (xã Khánh Lộc). Anh đã lên ý tưởng làm bể lọc sinh học để khắc phục dịch bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng, ngay khi có vốn đầu tư anh sẽ thực hiện thử nghiệm.

Ngoài ra, anh Phú còn tham gia tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn huyện về kỹ thuật sản xuất lúa - tôm, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp; kết hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp bà con có công ăn việc làm ổn định.

Gương mẫu, đi đầu

Anh Nguyễn K Hai (bìa trái).

Với mong muốn đoàn kết, tập hợp thanh niên phát triển kinh tế, năm 2013, anh Nguyễn K Hai (sinh năm 1987), Bí thư Chi đoàn ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn tranh thủ mọi sự giúp đỡ để thành lập tổ hợp tác (THT) nuôi tôm, cua kết hợp, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội 100 triệu đồng. Đồng thời, anh xây dựng, phát động rất hiệu quả phong trào Thanh niên giúp nhau lập thân, lập nghiệp bằng cách góp vốn xoay vòng giúp 23 thanh niên có vốn sản xuất, chăn nuôi.

“Ở ấp còn nhiều lao động chưa có việc làm, song, để khơi dậy sự chí thú làm ăn trong thanh niên, bản thân phải luôn đi đầu trong sản xuất, phát huy sáng kiến, đổi mới công tác quản lý, lập dự án vay vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, giới thiệu thương lái và phải thu gom sản phẩm làm ra để bán giá cao”, anh K Hai chia sẻ.

Đơn cử như THT sản xuất nuôi tôm, cua kết hợp, có 13 thành viên, do anh K Hai làm tổ trưởng, trước đây đạt tổng doanh thu cả năm 1,8 tỷ đồng; nay tăng lên 24 thành viên với tổng doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng/năm. Để THT hoạt động hiệu quả, anh phải học hỏi kinh nghiệm mô hình từ nhiều nơi, tham gia tập huấn để về truyền đạt, đôn đốc từng thành viên thực hiện. Bên cạnh, tận dụng mọi quỹ đất trong gia đình tăng gia sản xuất: trồng hoa màu bờ liếp vuông tôm, trồng thanh long ruột đỏ, nuôi ốc len, nuôi sò huyết... Chỉ tính riêng thu nhập bản thân, mỗi năm, anh K Hai thu lợi hơn 200 triệu đồng.

Anh còn cùng với 21 đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới như: vận động mỗi gia đình đoàn viên, thanh niên ký cam kết giao ước thi đua đảm nhận tiêu chí “đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp”; tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất để giúp các gia đình thanh niên thoát nghèo bền vững…

Năng động làm giàu

Anh Lê Việt Triều (sinh năm 1981), Bí thư Chi đoàn ấp 1, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, luôn suy nghĩ: “Nhiều cách làm giàu, nhưng để thành công cần sự mạnh dạn, kiên trì và cẩn trọng trong thực hiện các mô hình”.

Anh Lê Việt Triều.

Thực tế, anh và gia đình đã thực hiện thành công nuôi trồng đa cây, đa con trên tổng diện tích đất gần 1 ha của mình. Qua nhiều năm tích luỹ vốn, năm 2007, anh ra riêng và tích cực sản xuất với nhiều hình thức: nuôi cá chình, cá bống tượng... Đến năm 2012, thấy mô hình nuôi cá sấu của người em đạt hiệu quả, anh theo học hỏi. Có được vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, anh lên Sóc Trăng tìm mua con giống tốt, tận dụng chuồng heo ở nhà nuôi thử. Sau 18 tháng, anh đã có 110 con cá sấu thành phẩm, trừ hết chi phí, anh  thu lợi 250 triệu đồng. “Cá sấu nuôi ít tốn công, nhưng 3 tháng đầu phải chú ý các bệnh: nhặm mắt, sưng hàm…, đặc biệt phải xây hầm kiên cố. Tôi đi rất nhiều nơi để học hỏi, thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm mới dần khắc phục được những hạn chế”, anh Triều cho hay. 

Hiện nay, anh “sở hữu” ngôi nhà khang trang, đủ tiện nghi và duy trì nuôi 3 chuồng cá sấu với 225 con; 2 ao nuôi cá chình và cá bống tượng trên 700 con; 1 cửa hàng bán thức ăn gia súc, thức ăn tôm…, tổng thu nhập (đã trừ chi phí) trên 350 triệu đồng/năm.

Anh Triều tâm sự: “Trách nhiệm là Bí thư Chi đoàn, tôi phải gương mẫu và phấn đấu hết mình. Có rất nhiều đoàn viên, thanh niên, nhiều tổ chức, cá nhân đến tham quan mô hình, tôi sẵn sàng chia sẻ. Tôi đang lập tờ trình xin thực hiện dự án nuôi cá sấu cho thanh niên trong ấp nhằm giúp họ phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Giải thưởng Lương Định Của là động lực cho chính tôi và cho tất cả những người trẻ nông thôn phấn đấu lập nghiệp"./.

Bài và ảnh: Lan Uyên

Cùng luận bàn, tìm kiếm, xác định ngày mở đầu lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Cà Mau

Nhiều năm, các nhà báo, nhất là các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Cà Mau quan tâm tìm kiếm ngày khai sinh sự nghiệp báo chí tỉnh Cà Mau để kỷ niệm ngày truyền thống. Việc này có nhiều anh em hỏi tôi, nhưng tôi cũng là thế hệ sau nên chưa có điều kiện biết được, đến nay bản thân tôi và các bạn vẫn chưa có lời giải đáp.

Nữ đảng viên - công nhân tiêu biểu toàn quốc

Ðầu năm 2025, chị Dương Thị Phương Anh, công tác tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn (huyện Năm Căn), vinh dự là 1 trong 95 gương mặt “Công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I-2025”. Ðây là phần thưởng tuyên dương, ghi nhận những phụ nữ là đảng viên, hoạt động tích cực trong tổ chức công đoàn, có thành tích nổi bật trong lao động, công tác, cũng như trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh - Tinh gọn bộ máy là tất yếu của phát triển

Mùa Xuân lịch sử năm 1975, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta, hừng hực tiến công với khí thế:“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo nơn nữa”[1] tiến thẳng về Sài Gòn như thác đổ, bắt sống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam cộng hoà đầu hàng vô điều kiện! Ðất nước thống nhất, chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Ðổi mới phong trào làm theo Bác

Những năm qua, hoạt động nổi bật mang lại hiệu quả cao của Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (Trung tâm) là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc triển khai "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, học viên.

Tổng Bí thư: Bố trí, sắp xếp cán bộ đúng nguyên tắc, không để phát sinh vấn đề phức tạp nội bộ

Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Cầu nối giữa Ðảng với dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Chia sẻ về công tác dân vận tại địa phương, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho biết: "Những năm qua, công tác dân vận luôn được xác định là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".

Tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đề nghị các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; đồng thời tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển, bứt phá của đất nước.

9 tập thể, 21 cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” diễn ra sáng 5/6. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).

Phục vụ Nhân dân là mục tiêu cao nhất

Tỉnh Cà Mau đang khẩn trương để sắp xếp bộ máy tổ chức, các điều kiện để cấp xã sau hợp nhất chính thức hoạt động theo thời gian ấn định từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Bên cạnh bộ máy mới, đội ngũ nhân lực mới, các điều kiện phục vụ cho hoạt động thì việc ổn định tư tưởng, xác định tâm thế cống hiến, phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.