ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:43:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm tự hào của nghệ sĩ Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9 (năm 2019) vừa qua, tỉnh Cà Mau có 2 nghệ sĩ vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT là Nghệ sĩ Lệ Minh và Đệ nhị danh cầm Trường Giang.

Đây không chỉ là phần thưởng cao quý, sự công nhận xứng đáng dành cho những tài năng, cống hiến lớn lao của người nghệ sĩ đối với nền nghệ thuật mà còn là niềm vui chung của giới sân khấu tỉnh nhà, động lực phấn đấu cho thế hệ nghệ sĩ tiếp sau.

Từ trái sang: NSƯT Minh Đương, NSƯT Lệ Minh, NS Hoàng Chiến đang ôn lại kỷ niệm một thời “Tay súng tay đàn”.
NSƯT Trường Giang tỉ mỉ hướng dẫn học trò trong một buổi dạy đờn tranh.

Tham gia Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau năm 1960 mới vừa tròn 13 tuổi, với nhiều lĩnh vực như diễn viên kịch, múa, cải lương, sau ngày giải phóng, Nghệ sĩ Lệ Minh tiếp tục miệt mài niềm đam mê nghệ thuật tại Đoàn Cải lương Hương Tràm, Đoàn Kịch nói Minh Hải và từng có công dìu dắt nhiều nghệ sĩ trẻ. Bà cho rằng, danh hiệu này với mình như "quả ngọt" khi cả cuộc đời luôn cần mẫn, chắt chiu những gì đẹp nhất cho nghề.

Bày tỏ niềm phấn khởi khi có sự điều chỉnh nghị định của Chính phủ về việc đặc cách xét phong tặng danh hiệu, bà bộc bạch: Từ năm 1960-1975, hầu hết các anh em nghệ sĩ Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau chỉ biết thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến trường, phục vụ đồng bào, cán bộ chiến sĩ ở nông thôn. Các tỉnh phía Nam giai đoạn này hầu như không có tổ chức hội diễn sân khấu. Thời trẻ chỉ biết hết sức phục vụ Nhân dân, sau này khi tuổi đã lớn, lời ca tiếng hát cũng giảm đi nên khó khăn trong việc tham gia hội diễn và đạt được những huy chương. Trước đây, nghị định của Chính phủ khi xét phải căn cứ vào thành tích, huy chương của diễn viên để làm hồ sơ. Nhưng những lần xét gần đây có sự thay đổi, có xét đặc cách, vì vậy, đã tạo được sự quan tâm, niềm phấn khởi rất lớn đối với đông đảo nghệ sĩ mà phần lớn cuộc đời phục vụ văn nghệ kháng chiến.

"Những nghệ sĩ xuất thân từ đoàn văn công như NSƯT Minh Đương, NSƯT Kim Chi, NSƯT Huỳnh Hảnh, NSƯT Anh Đạo và bây giờ là tôi lần lượt đạt danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đó là điều rất mừng. Bên cạnh lời cảm ơn tập thể hội đồng xét duyệt, Sở VHTT&DL đã quan tâm đến những người nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến như chúng tôi, còn là lời nhắn nhủ đến thế hệ nghệ sĩ tiếp nối, đặc biệt là nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm, phải luôn nghĩ về nghề, trau chuốt ca diễn để kế thừa và phát huy truyền thống 60 năm Văn công đầy tự hào", NSƯT Lệ Minh chia sẻ.

Nghe Đệ nhị danh cầm Trường Giang chính thức được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú lần này, đông đảo giới chuyên môn, đồng nghiệp và khán giả đều vui mừng vì cho rằng danh hiệu này rất xứng đáng với những đóng góp dành cho nghệ thuật của ông. Cả cuộc đời miệt mài với phím đờn "hò, xự xang xê cống", đi từ quần chúng lên chuyên nghiệp, danh cầm Trường Giang gặt hái nhiều thành tích nổi bật: 3 HCV, 3 HCB tại hội diễn sân khấu, 1 danh hiệu Đệ nhị danh cầm trong cuộc thi Danh cầm toàn quốc khu vực 3 năm 1992, tại Cần Thơ. Ngoài ra, ông còn tham gia trực tiếp giảng dạy cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, tài tử. Chỉ tính riêng những tài tử của tỉnh nhà, nhờ sự chỉ dạy của danh cầm Trường Giang đã mang về trên dưới 40 HCV, HCB tại các cuộc liên hoan đờn ca tài tử cấp khu vực và toàn quốc (trong đó nhiều học trò của ông đến nay đã trở thành NSƯT).

Trong ánh mắt vui mừng, ông cho biết: "Thật ra trước đây khi mới bước chân vào nghệ thuật, tôi không nghĩ nhiều về chuyện danh hiệu, cứ cống hiến bằng nghề nghiệp, học tập không ngừng để phục vụ tốt hơn cho công chúng. Sau mấy mươi năm hoạt động nghệ thuật, đến nay được Nhà nước phong tặng danh hiệu này, đối với giới nghệ sĩ chúng tôi đó là điều hết sức danh dự, sự công nhận lớn của xã hội đối với mình".

Cũng theo ông, là một nhạc công lĩnh vực cổ nhạc, để có thể đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú là điều hết sức khó khăn; Bởi trong những cuộc liên hoan sân khấu toàn quốc, thường vở diễn, diễn viên, âm nhạc... được chấm độc lập. Đối với ban nhạc cổ, khi đơn vị nghệ thuật đạt huy chương toàn đoàn thì nhạc sĩ chính mới được hưởng 2/3 giá trị huy chương đó. Mặt khác, không phải lần hội diễn nào đơn vị cũng đoạt huy chương, chưa kể các anh em nhạc công không phải của đơn vị Nhà nước lại càng ít có điều kiện với tới những huy chương để làm hồ sơ xét tặng danh hiệu. Chính vì thế, người nhạc công muốn chạm đến danh hiệu NSƯT, NSND là cả một quá trình rất dài, bền bỉ với nghề. "Nói như thế, không phải để các em nhạc công trẻ chùn chân mà phải biết mục đích làm nghề để hướng đến, luôn cố gắng thật giỏi để phục vụ xã hội, phục vụ khán giả. Danh hiệu là một chuyện, nhưng nghề nghiệp là chuyện khác; Bởi sau tất cả, chính những khổ công rèn luyện từng ngày và sự công nhận của khán giả mới là những gì mình thực sự hãnh diện", NSƯT Trường Giang nhắn nhủ./.

Hoàng Phúc

NSƯT Lệ Minh tên thật là Lê Thị Lệ Minh, sinh năm 1947, tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi. Bà tham gia Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau từ năm 1960. Sau năm 1975, bà được cử đi học khoá đạo diễn tại Trường Nghệ thuật sân khấu 2, sau đó về tiếp tục công tác tại Đoàn Cải lương Hương Tràm. Năm 1986, bà giữ vai trò Phó trưởng Đoàn Kịch nói Minh Hải và sau khi đoàn sáp nhập về Đoàn Ca múa Tam Giang, bà tiếp tục quay về Đoàn Cải lương Hương Tràm cống hiến cho đến ngày về hưu.

NSƯT, Đệ nhị danh cầm Trường Giang tên thật là Huỳnh Viết Văn, sinh năm 1958, tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Xuất thân là tài tử hoạt động văn nghệ quần chúng, ông bắt đầu tham gia nghệ thuật chuyên nghiệp từ năm 1980, tại Đoàn Cải lương Hương Tràm. Năm 2001, ông được chuyển công tác về Trường Văn hoá nghệ thuật và sau đó là Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Cà Mau phụ trách giảng dạy âm nhạc cho đến ngày về hưu. Trong suốt hành trình dài miệt mài hoạt động nghệ thuật, hết lòng với công việc giảng dạy, truyền nghề..., ông đã có đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn và duy trì loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

 

 

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.