ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:42:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui an cư

Báo Cà Mau Mùa xuân mang theo niềm vui, hy vọng cho mọi người, mọi nhà. Ðối với những hộ khó khăn vừa được hỗ trợ nhà ở, đất ở thì niềm vui, niềm tin về cuộc sống no ấm như được nhân lên gấp bội.

Khu đất trống mọc đầy lau sậy thuộc Dự án Cụm dân cư vàm kênh Sào Lưới (Khu tái định cư Sào Lưới), thuộc ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, nay có nhiều nhà mới khang trang mọc lên, thay thế cho nhà tạm. Ðây là 1 trong 3 cụm dân cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây. Với diện tích 16 ha, cụm dân cư này có trên 300 hộ dân thuộc diện tái định cư vào sinh sống.

Cán bộ xã cùng với người dân chăm chút cây kiểng, chuẩn bị đón Tết.

Cán bộ xã cùng với người dân chăm chút cây kiểng, chuẩn bị đón Tết.

Là một trong những hộ đầu tiên vào ở nơi đây, chị Châu Út Hiền không giấu được niềm vui khi sở hữu ngôi nhà khang trang bấy lâu mơ ước. Chị Hiền bộc bạch: “Gia đình tôi trước đây sống ngoài đê, nhà cửa tạm bợ, những khi trời dông gió, tôi nơm nớp lo nhà sập. Có những đêm mưa lớn, cả nhà thức trắng đêm vì sợ”.

Khi mới vào khu tái định cư sinh sống, ai cũng lo bị cô lập, vì xa khu dân cư, khó quản lý phương tiện khai thác của gia đình và hơn hết là không tìm được việc làm, nhưng với Khu tái định cư Sào Lưới thì những trăn trở ấy đã được giải quyết. Ðiện được hạ thế, những tuyến đường trong khu được lắp đèn chiếu sáng về đêm, đảm bảo an ninh trật tự, có trạm cấp nước hoạt động 24/24, đáp ứng đủ nước sạch sử dụng.

Chị Hiền cười thật tươi: “Khu dân cư này chỉ cách vàm Sào Lưới 200 m, phương tiện thuận lợi ra vào và chỉ cách hòn Ðá Bạc hơn 3 km, thuận lợi mua bán hàng hoá. Việc mua lương thực, thực phẩm cũng dễ, vì hằng ngày có nhiều xe bán hàng rong đến bán tận đây. Nói chung, chúng tôi rất hài lòng khi có nơi ở yên bình như thế này”.

Trong khu tái định cư này, nhiều hộ mở tiệm tạp hoá, mua bán nhỏ lẻ để tăng thu nhập.

Trong khu tái định cư này, nhiều hộ mở tiệm tạp hoá, mua bán nhỏ lẻ để tăng thu nhập.

Khi nhận được nền, gia đình chị Hiền bắt tay ngay vào việc cất nhà mới. Dù điều kiện còn khó khăn nhưng gia đình cũng cố gắng xây dựng ngôi nhà kiên cố.

Chị Hiền bộc bạch: “Tích góp từ trước đến giờ, cùng với vay mượn người quen, tôi cất được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng, ngang 7 m, dài 21 m. Ðịnh cư rồi không còn lo sợ nữa”.

Niềm vui của chị Hiền cũng là niềm vui chung của những hộ dân thuộc Khu tái định cư Sào Lưới.

Chị Nguyễn Thị Nhiều bộc bạch: “Trước đây, tôi sống tạm trên đất lâm trường, thuộc Ấp 5, xã Khánh Bình Tây Bắc, mỗi khi đi vá lưới, làm thuê ở vàm Sào Lưới phải đi gần 20 km mới tới nơi. Giờ về đây ở thuận lợi rất nhiều”.

Chị Nhiều là mẹ đơn thân, có hai con. Ðược hỗ trợ nền để cất nhà, niềm vui của chị không thể diễn tả bằng lời. Mang hết số tiền tiết kiệm được, chị cất ngôi nhà ổn định, còn lại ít vốn lấy hàng hoá về bán cho các hộ dân trong xóm; có thời gian, chị đi vá lưới, gỡ cá, kiếm thêm thu nhập.

Khi những người chồng ra khơi đánh bắt thì những người vợ ở nhà vá lưới, ráp lưới để kiếm thêm thu nhập.

Khi những người chồng ra khơi đánh bắt thì những người vợ ở nhà vá lưới, ráp lưới để kiếm thêm thu nhập.

Hiện Khu tái định cư Sào Lưới có 126 hộ nhận nền và xây cất nhà hoàn chỉnh giai đoạn 1. Chị Thái Kim Ngói, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Ở đây đa phần các hộ dân sống bằng nghề đánh bắt ven bờ, chồng và con trai sẽ theo ghe ra biển khai thác, phụ nữ ở nhà vá lưới, ráp lưới kiếm thêm thu nhập. Khu tái định cư này có vị trí gần vàm Sào Lưới, người dân có thể đưa phương tiện về đậu ở mé sông cạnh nhà để tiện quản lý, không lo mất trộm; chị em có thể nhận lưới về làm tại nhà, người nào không biết làm lưới thì gỡ cá thuê, rửa phao ốc... cũng có thu nhập từ 100-200 ngàn đồng/ngày, giảm được nỗi lo về việc làm cho lao động nhàn rỗi”.

Dạo một vòng khu tái định cư, không chỉ có tiệm hớt tóc cho nam mà còn có tiệm làm đẹp cho nữ, cửa hàng bán đồ điện tử, quán cà phê với không gian thoáng mát, không khí nhộn nhịp. Chị Nhiều vui vẻ: “Chiều ghe vô, người dân ra biển đánh bắt cũng về theo chuyến biển, chuyện trò rôm rả, vui lắm”.

Vàm Sào Lưới thu hút lượng lớn phương tiện vào neo đậu và tạo việc làm cho lao động ở địa phương.

Vàm Sào Lưới thu hút lượng lớn phương tiện vào neo đậu và tạo việc làm cho lao động ở địa phương.

Trong không khí yên bình ở Khu tái định cư Sào Lưới, tiếng máy trộn hồ vẫn chạy, những người thợ lành nghề vẫn cần mẫn, khẩn trương xây cất thêm nhiều ngôi nhà mới cho kịp đón tết Nguyên đán đang đến gần. Lẫn trong tiếng máy là tiếng rao hàng í ới, tạo nên không khí nhộn nhịp cho vùng quê yên bình. Bên kia bờ đê biển Tây, sóng biển vẫn vỗ rì rào, từng cơn gió lạnh báo hiệu mùa xuân mới đang về, mang theo cả ước mơ và hy vọng về cuộc sống mới ấm no./.

 

Kim Cương

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.