ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 4-1-25 07:09:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

An cư song hành sinh kế

Báo Cà Mau Suốt một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quyết liệt trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, song hành cùng công tác giảm nghèo hiệu quả để người dân không chỉ an cư mà còn ổn định cuộc sống dài lâu.

Các huyện, các xã đã và đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát, không chỉ dựa vào nguồn lực của Nhà nước mà còn từ nguồn xã hội hoá.

Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh. Trong năm 2024, xã vận động được nguồn tài trợ xã hội hoá xây dựng 31 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn tại các ấp, với tổng số tiền lên đến hơn 1,5 tỷ đồng; triển khai xây mới 1 căn và sửa chữa 8 căn theo chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, với tổng số tiền là 300 triệu đồng. Ngoài ra, vận động 5 chiếc xe lăn cho đối tượng bảo trợ xã hội, trị giá 10 triệu đồng.

Ông Lê Tấn Nhanh, Ấp 14, xã Khánh An, là hộ nghèo từ năm 2022, đã quyết ra khỏi diện hộ nghèo trong năm 2024 nhờ sự hỗ trợ hết lòng từ Ðảng uỷ, UBND xã Khánh An. Ông được hỗ trợ tiền xây nhà mới là 50 triệu đồng do Công ty Thương nghiệp Cà Mau tài trợ. Ông Nhanh chia sẻ: "Tết này tôi sẽ có nhà khang trang đón Tết nên rất mừng. Ngoài ra, tôi cũng được hỗ trợ thêm vốn để trồng trọt, chăn nuôi tại nhà. Tôi thấy phấn khởi vì vừa có nhà vừa tự kiếm được đồng vô đồng ra. Lớn tuổi nhưng có điều kiện làm ăn phù hợp với mình từ các trợ giúp lẫn mô hình từ xã hướng dẫn, tôi tự tin thoát nghèo".

Những mô hình đơn giản như trồng bồn bồn, bông súng trên ruộng cạn... đã giúp nhiều gia đình ở xã Khánh An thoát nghèo bền vững.Những mô hình đơn giản như trồng bồn bồn, bông súng trên ruộng cạn... đã giúp nhiều gia đình ở xã Khánh An thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh việc xoá nhà tạm, nhà dột nát, xã Khánh An còn nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững, tìm những giải pháp để xoá nghèo phải từ gốc. Kết quả, từ năm 2023-2024, xã giảm từ 72 hộ nghèo xuống còn 31 hộ nghèo, chiếm 0,6% và hộ cận nghèo từ 34 hộ giảm còn 29 hộ, chiếm 0,64%. Ðảng uỷ, UBND xã phấn đấu trong năm 2025 giảm 50% hộ nghèo lẫn cận nghèo.

Ông Ngô Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã sẽ rà soát, phân loại hộ nghèo. Ví dụ, đối với hộ còn trong độ tuổi lao động, xã sẽ liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ xin việc làm tại địa phương, hoặc hỗ trợ làm hồ sơ lao động gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh để đưa đến các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Nếu có người thân ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ liên hệ với những người thân đó để nhờ họ tìm việc làm ở Bình Dương hoặc TP Hồ Chí Minh giúp người lao động. Ðối với hộ nghèo còn khả năng đầu tư chăn nuôi, sản xuất, xã hỗ trợ vay nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để chăn nuôi nhỏ. Ðối với những đối tượng già yếu, không lao động được thì có giải pháp riêng là lao động tại nhà như nuôi cá, bán buôn nhỏ”.

Nông dân xã Khánh An tích cực trồng trọt cải thiện cuộc sống.Nông dân xã Khánh An tích cực trồng trọt cải thiện cuộc sống.

Xã Khánh An nói riêng, huyện U Minh nói chung đang là địa phương có công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, U Minh giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2,7% (năm 2023 là 1.238 hộ nghèo, năm 2024 còn 723 hộ). UBND huyện đã thực hiện nhiều giải pháp, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc qua về giảm nghèo bền vững, cùng với phát động chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát. Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Liêm cho biết: “Chúng tôi thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn thành 75 căn trong năm 2024, phần còn lại phải thực hiện xong đến tháng 8/2025. Song song đó, chúng tôi cũng tiến hành nhiều giải pháp giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có công ăn việc làm, sinh kế ổn định từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi..., hướng đến việc an cư và ổn định cuộc sống. Vì nếu có nhà cửa nhưng không có công ăn việc làm tạo được kinh tế thì cũng không thể xoá nghèo bền vững".

Xoá nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước. Tuy nhiên, an cư phải song hành với lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. Như phát biểu của ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại cuộc họp tổng kết 9 tháng về giảm nghèo: “Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân có nơi ăn chốn ở ổn định là điều cần thiết, nhưng phải biết cách tạo "cần câu" để các hộ nghèo, cận nghèo... làm kinh tế, có công việc ngay chính tại địa phương thì càng quan trọng hơn. Không phải chỉ cho họ cái nhà tươm tất là xoá nghèo. Có nhà nhưng bình quân thu nhập không tăng thì không được gọi xoá nghèo bền vững".

Ông Nguyễn Quốc Thanh cũng chia sẻ điều phấn khởi: "Qua kiểm tra nhiều địa phương, tôi mừng khi nhiều nơi báo cáo đúng thực tiễn tình hình. Dù nhiều huyện, xã còn nhiều hộ nghèo, cận nghèo, thậm chí không đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng các hộ nghèo, cận nghèo được báo cáo xoá trắng lại có cuộc sống rất ổn định, thu nhập tốt, nghĩa là họ xoá nghèo thực chất, không thành tích”.

Tính đến trung tuần tháng 12/2024, toàn tỉnh còn 4.400 căn nhà tạm, dột nát, trong đó cần xây mới 3.463 căn, sửa chữa 937 căn, với tổng kinh phí thực hiện ước tính 236 tỷ đồng. Trong số đó, đối tượng hộ nghèo chiếm 1.322 căn, đối tượng hộ cận nghèo chiếm 1.566 căn. Ðồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải khẳng định, xoá nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai đúng kế hoạch đề ra, nhưng cũng phải linh động và có giải pháp cụ thể đối với giảm nghèo, tạo sinh kế cho các hộ có nhà. Ðồng thời đề nghị, các địa phương rà soát và triển khai xây dựng, sửa chữa nhà ở cho những hộ đủ điều kiện, đảm bảo hoàn thành trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025./.

 

Lam Khánh

 

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Ðiểm sáng bức tranh kinh tế - xã hội Cà Mau năm 2024

Năm 2024 khép lại với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh nhà khi có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao. Ðó là kết quả hết sức tự hào của toàn Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau sau 1 năm nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, tạo lập những thành tích mới cho quê hương.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hiện đại hoá ngành công nghiệp chế biến

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương) vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao máy móc thiết bị sản xuất cho 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Cà Mau, gồm: Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” cho Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam, Khóm 6, Phường 1; Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất bột ngũ cốc” cho Cơ sở kinh doanh Quách Tệt, Khóm 4, Phường 7.

Ngành Nông nghiệp tăng trưởng GDP ước đạt 3,3%

Năm qua, ngành Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Ngành đạt mức tăng trưởng GDP ước khoảng 3,3%; Sản lượng, năng suất nhiều sản phẩm chủ lực tăng khá cao, tiêu biểu như: lúa gần 43,7 triệu tấn, tăng 0,4% và năng suất 6,14 tấn/ha.

Doanh nghiệp trẻ cần đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động

Sáng 27/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng, giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau trong thời kỳ mới”.

Tăng tính bảo mật dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được phép ghi nhớ mật khẩu đăng nhập, theo quy định tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN (Thông tư 50)do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Quy định này là một phần trong nỗ lực nâng cao mức độ an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ tối đa cho thông tin cá nhân của khách hàng trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.