ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 05:55:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui dưới tán rừng

Báo Cà Mau Sau nhiều năm cây tràm rớt giá thê thảm, vài năm nay cây tràm bắt đầu có giá cao. Nếu trước đây, 1 ha rừng tràm chỉ đem lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng thì hiện nay cao hơn từ 3-5 lần. Không chỉ giá cả tăng vọt mà theo nhiều nông dân cho biết, hiện trên thị trường, cây tràm rất hút hàng. Những tháng qua, nông dân rừng tràm ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vô cùng phấn khởi.

Sau nhiều năm cây tràm rớt giá thê thảm, vài năm nay cây tràm bắt đầu có giá cao. Nếu trước đây, 1 ha rừng tràm chỉ đem lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng thì hiện nay cao hơn từ 3-5 lần. Không chỉ giá cả tăng vọt mà theo nhiều nông dân cho biết, hiện trên thị trường, cây tràm rất hút hàng.

Những tháng qua, nông dân rừng tràm ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vô cùng phấn khởi.

58 tuổi, ông Phạm Văn Trung (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) đã có trên 20 năm gắn bó với vùng đất rừng U Minh Hạ. Cũng như bao nhiêu người, gia đình ông đến sinh sống ở đất rừng Vồ Dơi vào những năm đầu khi Nhà nước triển khai việc giao khoán đất rừng cho các hộ dân.

Cuộc sống mưu sinh nơi vùng đất lắm phèn không ít gian nan. Trồng lúa khó khăn, cây tràm thì rớt giá thê thảm. Ông Trung nhớ lại, đợt đầu tiên khai thác tràm là sau 18 năm trồng. Giá quá thấp nên ông không muốn thu hoạch. Vậy mà, thành quả của mười mấy năm dài chờ đợi chỉ đem lại thu nhập đúng 53 triệu đồng. Chừng ấy tiền trong khoảng thời gian 18 năm, cộng thêm chi phí cây giống, tính kỹ lại coi như chẳng được gì.

Năm nay, nhiều nông dân rừng U Minh Hạ vui mừng vì tràm tăng giá.      Ảnh: HOÀNG DIỆU

Lúc đó, ông Trung nghĩ làm sao có thể bám rừng, làm giàu từ rừng được đây? Câu hỏi đó không của riêng ông mà của chung hàng trăm hộ dân có đất rừng ở vùng đất Vồ Dơi lúc bấy giờ. Suy đi tính lại, ông Trung quyết định vẫn gắn bó với cây tràm, bám rừng mà sống. Và hôm nay, chỉ sau thời gian 5 năm trồng, 2,7 ha rừng tràm trồng thâm canh của gia đình ông đã cho thu hoạch đợt 2, đem lại thu nhập hơn 180 triệu đồng.

“Giá tràm hiện nay cao hơn nhiều so với trước đây, đợt khai thác rồi, tôi bán 1 ha tràm có giá 70 triệu đồng”, ông Trung cho biết. Không chỉ vui niềm vui giá tràm tăng mà ông Trung còn vô cùng phấn khởi khi việc làm sổ đỏ mấy héc-ta đất do Nhà nước giao khoán trước đây đến nay đã hoàn tất.

Là một trong những hộ gắn bó với cây tràm, vừa qua, anh Nguyễn Hoài Hận (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cũng thu hoạch xong mấy héc-ta rừng tràm.

Anh Hận cho biết: “Tràm có giá trong 3, 4 năm gần đây. Hiện nay, 1 ha tràm có giá từ 90 triệu đồng trở lên. Ðợt khai thác vừa rồi, với 2,2 ha tràm, gia đình tôi thu nhập gần 200 triệu đồng. Bao nhiêu tràm lái cũng mua, tràm không đủ bán”.

Với thành quả thu được từ quyết định kiên trì gắn bó với cây tràm, anh Hận đang lên kế hoạch kê liếp toàn bộ mấy héc-ta đất rừng để tái sản xuất vụ tràm mới cho hiệu quả hơn.

Gắn bó với cây tràm dù trải qua nhiều thăng trầm, cộng thêm nắm bắt nhu cầu của thị trường, năm nay, gia đình chị Nguyễn Tuyết Nhẫn (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) gặt hái được thành quả ngoài mong đợi.

Trước đây, gia đình chị cũng trồng tràm nhưng với 1,2 ha đất rừng sau mấy năm dài chỉ thu nhập được vỏn vẹn 30 triệu đồng.

Qua tìm hiểu, chị Nhẫn biết được giống tràm Úc được thị trường khá ưa chuộng, thời gian trồng cho đến khi thu hoạch ngắn hơn so với tràm nước. Vậy là, chị Nhẫn quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất rừng sang trồng tràm Úc. Và chỉ sau 3 năm, mấy ngàn cây tràm đã cho thu hoạch.

Chị Nhẫn cho biết: “So với tràm nước, tràm Úc có giá cao hơn. Ðợt khai thác vừa qua, 1 ha tràm tôi bán có giá 100 triệu đồng. Hiện nay, gia đình cũng đã trồng lại xong vụ mới”.

Anh Nguyễn Thành Trung (chồng chị Nhẫn) phấn khởi cho biết thêm: “Năm nay, cây tràm hút hàng lắm, thương lái tranh nhau thu mua. Tính sơ sơ, từ đầu năm tới giờ, vùng này khai thác cũng trên 1.000 ha rừng tràm”.

Theo nhiều nông dân trồng rừng cho biết, nếu trước đây cây tràm phải trồng lâu năm mới có thể cho khai thác thì bây giờ chỉ cần từ 3-5 năm. Bởi vậy, mặc dù những người từng có ý định chuyển sang trồng cây keo lai hay đã trồng thử nghiệm vài công đất, cuối cùng vẫn quyết định gắn bó lâu dài với rừng tràm.

Anh Hận cho biết: “Cây keo lai muốn cho khai thác có giá cao thì phải trồng ít nhất 7, 8 năm trở lên, còn nếu khoảng 5 năm thì giá thấp hơn so với tràm. Bởi vậy, nếu cây keo lai cho khai thác 1 đợt thì cây tràm có thể cho thu hoạch gần tới 2 đợt. Mà cây keo lai khó chăm sóc như tràm, mấy hộ trồng nhiều, thời gian qua, cây keo lai bị gãy đọt, chết đọt, rồi đến vỏ bị chuột, sóc cạp, dẫn đến thiệt hại. Tính toán kỹ lưỡng, tôi thấy cây tràm vẫn có nhiều lợi thế hơn”.

Không ồ ạt chạy theo hướng đi của nhiều người, quay lưng với cây tràm chạy theo cây keo lai - loại cây trồng còn khá mới mẻ ở đất rừng Vồ Dơi, năm nay, những nông dân vẫn kiên trì gắn bó với cây tràm đã hái được quả ngọt sau nhiều năm cực nhọc. Giá tràm tăng cùng với những chính sách đúng đắn, gỡ khó cho nông dân rừng tràm trong việc khai thác sẽ là động lực giúp họ tiếp tục bám rừng, gắn bó với cây tràm để mưu sinh./.

Ngọc Minh

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.