ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 14:11:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực giúp đồng bào Khmer giảm nghèo

Báo Cà Mau Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung dồn sức cho công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc Khmer, từ đó vùng đồng bào dân tộc có sự phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn ở mức cao. Thực tiễn qua công tác dân vận, vận động đồng bào Khmer thoát nghèo vẫn còn những khó khăn nhất định.

Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung dồn sức cho công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc Khmer, từ đó vùng đồng bào dân tộc có sự phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn ở mức cao. Thực tiễn qua công tác dân vận, vận động đồng bào Khmer thoát nghèo vẫn còn những khó khăn nhất định.

Nhiều người Khmer chưa thoát được tập quán canh tác lạc hậu, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thấp nên việc tiêu thụ hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn rất thấp. Nguồn kinh phí đầu tư cho đồng bào Khmer còn phân tán, nên trong quá trình triển khai một số dự án không thể thực hiện đồng bộ, hiệu quả đạt được chưa cao. Hạ tầng ở vùng đồng bào Khmer sinh sống chưa đáp ứng nhu cầu, nhiều tuyến đường huyết mạch xuống cấp, chậm duy tu, làm ảnh hưởng đến việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Nông dân xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình thu hoạch dưa hấu.          Ảnh: HOÀNG DIỆU

Qua khảo sát thực tế, nhiều hộ gia đình Khmer còn thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Một bộ phận hộ nghèo dân tộc Khmer được nhà nước cấp đất sản xuất trước đây đã cầm cố, sang nhượng. Một số hộ vay vốn làm ăn nhưng không hiệu quả, không có khả năng thanh toán, lâm vào cảnh nợ nần. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hộ chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi. Một số hộ được vay thì mức vay không đủ theo nhu cầu để sản xuất. Nhiều hộ không có phương án làm ăn rõ rệt. Một số hộ dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào đầu tư chăm lo của Nhà nước. Chính quyền địa phương chưa gắn kết được việc đào tạo nghề với vay vốn để giúp hộ vay biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay hiệu quả, có tích luỹ, thu nhập ổn định cuộc sống.

Việc học tập nâng cao trình độ dân trí, nhất là đối với hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao, chất lượng học tập của học sinh là người Khmer còn hạn chế. Một số học sinh bỏ học giữa chừng vì phải phụ giúp gia đình lo kế sinh nhai. Phổ cập giáo dục tuy đạt chuẩn nhưng thiếu tính bền vững; điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn nghèo nàn, nhanh xuống cấp, không có kinh phí duy tu. Chính sách học bổng hiện hành mới chỉ dành cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học và học sinh cử tuyển, chưa mở rộng cho các đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số đang học tập ở các trường đào tạo khác. Mức phụ cấp đồ dùng cá nhân thấp so với nhu cầu thực tế của học sinh, chính sách đối với nhân viên công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú chưa hợp lý. Chất lượng dịch vụ y tế tại vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng còn ở mức thấp, nhận thức của đồng bào Khmer về chăm sóc sức khoẻ còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ y tế ở các tuyến xã còn thiếu, trình độ còn thấp so với nhu cầu.

Đồng bào Khmer ở Cà Mau chủ yếu làm nghề nông, quy mô sản xuất chỉ dừng lại ở hộ gia đình nên thường có thu nhập thấp và thiếu ổn định, khó tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế hàng hoá. Mặt khác, những năm gần đây giá cả nông sản luôn biến động bất lợi cho người sản xuất; thiên tai, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm cho mùa màng thất bát, đồng bào Khmer đã nghèo càng nghèo thêm.

Thiếu nguồn nhân lực triển khai chính sách khuyến khích đồng bào dân tộc Khmer phát triển kinh tế hàng hoá là một thực tế; nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương rất phân tán, nhỏ lẻ, không tập trung cho một mục tiêu cụ thể, tình trạng phổ biến là kinh phí được phân bổ quá thấp so với nhu cầu đầu tư của địa phương.

Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phát triển sản xuất hàng hoá đối với giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer nên vận động, tuyên truyền còn chung chung. Sự hiểu biết về kinh tế thị trường và năng lực lãnh đạo của một số cán bộ ở địa phương đông đồng bào dân tộc Khmer còn hạn chế nên việc vận dụng, cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết của cấp trên thiếu tính sáng tạo, chưa sát với tình hình cơ sở.

Để khuyến khích đồng bào dân tộc Khmer tích cực sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá gắn với giảm nghèo cần tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chương trình, dự án đầu tư nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Huy động nhiều nguồn lực để phát triển nhanh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng theo hướng khai thác thế mạnh tay nghề và văn hoá truyền thống của dân tộc.

Song song đó, cần nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ và nâng mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào. Tạo điều kiện để bà con Khmer được chăm sóc sức khoẻ, hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh. Triển khai sâu rộng, mạnh mẽ hỗ trợ bà con nâng cao trình độ canh tác đi đôi với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình và ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất hàng hoá đặc sản của địa phương.

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ Khmer nghèo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, động viên người Khmer phát huy kinh nghiệm, tay nghề để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao.

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer có phẩm chất và năng lực lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế của vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con em đồng bào dân tộc Khmer; tạo nguồn cán bộ dân tộc Khmer có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc trong thời gian tới./.

Nguyễn Văn Khởi, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.