ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 21:23:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo của trí thức trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Qua 5 năm thực hiện Đề án 01 ngày 4/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tuyển dụng, đào tạo trí thức trẻ của tỉnh về công tác ở xã, thị trấn (gọi tắt là Đề án 01) và sau hơn 3 đợt tuyển chọn, phân bổ, có 23 trí thức trẻ về huyện Trần Văn Thời công tác tại các xã, thị trấn, qua đánh giá của các đơn vị có trí thức trẻ đang công tác, các bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đến nay, thời hạn cống hiến đối với trí thức trẻ được phân bổ trong đợt đầu tiên sắp hết, nhưng nhiều người vẫn chưa biết sẽ về đâu. Điều này gây lo lắng chung cho trí thức trẻ ở các khoá tiếp theo.

Tri thức trẻ ra sức vì quê hương

Sinh năm 1987, quê ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phát triển nông thôn năm 2012 tại Trường Đại học Cần Thơ, nghe tỉnh Cà Mau có đề án đưa trí thức trẻ về công tác ở các xã, thị trấn, Danh Văn Hoài đăng ký tham gia và được tuyển chọn khoá đầu tiên của Đề án 01.

Hoài được phân công về nhận nhiệm vụ tại UBND xã Khánh Bình Tây, phụ trách mảng nông nghiệp. Trước khi về xã công tác, Hoài cũng như các bạn khác trong đội ngũ trí thức trẻ của tỉnh được tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn về quản lý Nhà nước.

Hoài tâm sự: “Tôi chính thức về làm việc tại xã Khánh Bình Tây vào cuối năm 2013. Thời gian đầu, tôi còn bỡ ngỡ và lo lắng với công việc mới do chưa có kinh nghiệm thực tiễn, mọi kiến thức chỉ mới được học trên sách vở. Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm gắn bó với đơn vị, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan, tôi đã quen dần và cảm thấy gắn bó, yêu mến công việc của mình”.

Được phân công cùng đơn vị với Hoài nhưng thuộc nhóm trí thức trẻ khoá 3 năm 2015 là Đoàn Thị Thảo, sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành Luật Thương mại, Đại học Cần Thơ. Thảo quê ở ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Trí thức trẻ Đoàn Thị Thảo đang công tác tại UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời..

Thảo bộc bạch: “Tuy nhận nhiệm vụ Văn thư - Lưu trữ nhưng tôi được tiếp xúc nhiều với các công việc văn phòng như soạn thảo văn bản, tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật nên phát huy được kiến thức đã học. Được làm việc ngay trên chính quê hương mình, tôi rất vui và phấn đấu hết mình để hoàn thành mọi công việc được lãnh đạo phân công”.

Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Đoàn Chí Tâm đánh giá: “Có 3 trí thức trẻ được tăng cường về xã Khánh Bình Tây. Nhìn chung, các đồng chí này đều có đạo đức, lối sống tốt, hoà đồng với mọi người trong cơ quan cũng như bà con Nhân dân khi đến liên hệ làm việc. Trong công việc, các đồng chí làm rất trôi chảy, thành thạo về công nghệ thông tin, chịu học hỏi và nhanh thích nghi với công việc”.

Nhiều trăn trở

Được đơn vị tạo mọi điều kiện làm việc theo đúng chuyên ngành đã học, bản thân các trí thức trẻ cố gắng, nỗ lực phát huy hết sở trường của mình. Hiệu quả công việc là vậy, song, không ít trí thức trẻ đang lo lắng vì không biết về đâu sau khi kết thúc đề án.

Theo quy định, trong thời gian công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được sự tín nhiệm của tập thể và đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì trí thức trẻ được cấp có thẩm quyền quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cấp xã; được tạo điều kiện xét tuyển hoặc thi tuyển công chức cấp xã.

Nếu trí thức trẻ không được bố trí vào các chức danh cán bộ chuyên trách hoặc không được tuyển dụng làm công chức cấp xã thì chấm dứt hợp đồng lao động, được hưởng trợ cấp với mức lương bằng 1 tháng lương hiện hưởng/1 năm công tác theo quy định.

Theo thông tin từ Phòng Nội vụ huyện Trần Văn Thời, chỉ có 2 trong số 23 trí thức trẻ được quy hoạch vào các vị trí việc làm tại xã.

Bạn Danh Văn Hoài lo lắng: “Do ngành học của tôi không phù hợp để thi công chức vào vị trí việc làm hiện tại nên tôi chỉ là người hoạt động không chuyên trách. Đề án 01 khoá 1 đến năm 2018 kết thúc, thời gian đã cận kề mà tôi chưa được quy hoạch việc làm ở xã nên không biết sẽ tìm việc làm ở đâu”.

Bạn Đoàn Thị Thảo chia sẻ: “Thấy các anh chị trí thức trẻ khoá đầu tiên sắp kết thúc 5 năm làm việc loay hoay tìm việc làm, tôi thấy lo lắm. Bản thân tôi đã làm việc được gần nửa thời gian trong đề án mà vẫn chưa biết ra sao. Ở xã hiện nay biên chế công chức đã đủ. Mong các cấp lãnh đạo sớm có sự sắp xếp cho chúng tôi yên tâm làm việc”.

Cùng tâm trạng với Hoài và Thảo, bạn Nguyễn Thanh Trong, trí thức trẻ phụ trách mảng Văn phòng - Thống kê UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tâm sự: “Công tác tại xã được 2 năm, tôi đã quen dần công việc. Tuy nhiên, như các bạn khác, tôi đang lo không biết sau khi kết thúc đề án sẽ được bố trí công việc như thế nào”.

Cho biết về nhu cầu tuyển dụng trí thức trẻ sau khi kết thúc đề án, ông Phạm Văn Vẹn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình, nêu rõ: “UBND xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trí thức trẻ được tham gia thi công chức cấp xã, vì chúng tôi cũng rất cần đội ngũ này làm việc lâu dài”.

Ông Đoàn Chí Tâm cho biết thêm: “1 trong 3 trí thức trẻ của xã đã được đưa vào quy hoạch, kết thúc đề án, đồng chí này giữ chức vụ Bí thư Xã đoàn. Chúng tôi rất cần đội ngũ trí thức trẻ phục vụ tại xã, tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng ở mỗi vị trí việc làm”.

Thu hút được đông đảo trí thức trẻ sau khi tốt nghiệp đại học quay về làm việc ngay trên quê hương Cà Mau cho thấy, Đề án 01 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cán bộ ở cơ sở, góp phần thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là đối với những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, không ít trí thức trẻ ở huyện Trần Văn Thời nói riêng, các huyện, thành phố trong tỉnh nói chung đang lo lắng về việc làm sau khi kết thúc đề án. Khó khăn này rất cần các cơ quan chủ quản đề án sớm tháo gỡ./.

Kiều Oanh

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.