ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:36:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi lưu giữ quyển sách tiếng việt đầu tiên

Báo Cà Mau Học chương trình phổ thông, hẳn ai cũng biết chữ Quốc ngữ dùng hiện nay ban đầu được tạo ra từ các giáo sĩ châu Âu khi vào nước ta truyền đạo. Qua quá trình sử dụng, vì tính tiện ích nên ngày càng được hoàn thiện và trở thành chữ của dân tộc mà ta gọi là tiếng Việt. Tuy vậy, ít ai biết rằng, quyển sách tiếng Việt đầu tiên ấy hiện đang được lưu giữ tại Nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Các đồng nghiệp báo Phú Yên đưa chúng tôi đến Nhà thờ Mằng Lăng để tận mắt ngắm nhìn quyển sách. Phía trước sân bên phải nhà thờ, chúng tôi được hướng dẫn vào một hang đá quanh co, thiết kế khá kỳ công, huyền bí, nằm trong lòng một quả đồi nhân tạo. Ðây là nơi trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời Linh mục Anrê Phú Yên, một người có quá trình truyền đạo gắn bó với vùng đất Phú Yên.

Sau từng bước chân hồi hộp, trong không gian mờ ảo, trước mặt chúng tôi hiện ra chiếc bàn, bên trên là một lồng kính. Hướng mắt vào trong ấy, anh bạn bảo: “Quyển sách tiếng Việt đầu tiên đây!”. Hết sức ngạc nhiên, tò mò và thích thú, mọi người dùng điện thoại chụp lấy chụp để hình ảnh hiện vật.

Bản photo quyển sách tiếng Việt đầu tiên được trưng bày tại căn hầm trong quả đồi nhân tạo ở Nhà thờ Mằng Lăng.

Quyển sách được mở ra ở trang thứ 4 và thứ 5. Bên trang thứ 4 là phần hiệu đính, trang thứ 5 có hai cột, bên trái ghi bằng ký tự Latinh, bên phải là phần ghi tiếng Việt. Phía trên có tựa “Phép giảng tám ngày”. Dòng dưới ghi “Ngày thứ nhit” (tức “nhứt”). Phần dưới nữa là nội dung, trong đó có nhiều chữ đúng tiếng Việt ngày nay, nhiều chữ không đọc được và một số chữ có thể đoán được như “blời” (tức trời), fức (tức sức)...

Anh bạn đồng nghiệp báo bạn bảo, đây là quyển sách ghi nội dung các bài giảng để các giáo sĩ, cha cố truyền đạo. Tác giả cuốn sách là Alexandre de Rhodes, người Pháp (mà các giáo dân gọi là Cha Ðắc Lộ). Anh cũng cho biết, đây là bản photo, bản chính được Cha xứ giữ kỹ trong nhà thờ. Bản chính có chữ in chìm trên phần lề của các trang sách. Khi giơ lên ngược ánh sáng mặt trời, phần chữ sẽ hiện lên, giống như phần chìm trên tờ giấy bạc. Quyển sách được in tận bên Ý, từ năm 1651, có nghĩa là cách đây 372 năm.

Gần 4 thế kỷ nhưng quyển sách vẫn còn giữ được và công nghệ in ấn lại hiện đại như thế, có cả dùng dấu của tiếng Việt thì quả là một kỳ công. Và với nước ta, đây lại là quyển sách chữ Quốc ngữ đầu tiên thì thật là một báu vật!

Tìm hiểu thêm được biết, Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra tiếng Việt, trước ông đã có một số giáo sĩ châu Âu qua Việt Nam truyền đạo. Những giáo sĩ này thuộc các nước sử dụng chữ Latinh, nên khi đến nước ta, gặp khó khăn trong việc truyền đạo, vì bấy giờ ta sử dụng chữ tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm). Chữ tượng hình với họ rất khó học và cũng khó in ấn, phổ biến, vì vậy, muốn truyền đạo được hiệu quả, không còn cách nào khác là họ phải dùng ký tự Latinh ghi lại âm tiếng Việt.

Alexandre de Rhodes là người đến sau, trên cái nền mã hoá tiếng Việt từ các giáo sĩ trước đó, ông học và viết tiếng Việt rất nhanh. Không dừng lại ở đó, để việc học tiếng Việt được lan rộng, không chỉ cho các giáo sĩ mà còn trong giáo dân, giúp họ đọc và nắm giáo lý, trên nền Latinh hoá tiếng Việt sẵn có, Alexandre de Rhodes đã soạn ra hai quyển sách là tự điển Việt - Bồ - La và quyển Phép giảng tám ngày nêu trên.

Còn việc tại sao quyển sách được lưu giữ tại Nhà thờ Mằng Lăng thì anh bạn không rõ. Theo suy đoán của chúng tôi, Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng từ năm 1892, là nhà thờ lâu đời nhất của Phú Yên; Linh mục Anrê Phú Yên là người hoạt động trên vùng đất này và quá trình truyền giáo gắn bó với Alexandre de Rhodes nên có lẽ đây là quyển sách được ông dùng để giảng đạo và được lưu giữ tại nhà thờ này.

Nhà thờ Mằng Lăng (tỉnh Phú Yên), được xây dựng năm 1892, nơi lưu giữ quyển sách tiếng Việt đầu tiên.

Cũng xin nói thêm, mặc dù ra đời từ thế kỷ 17, nhưng do chính sách cấm đạo nhà Nguyễn và coi đó là chữ ngoại lai, nên suốt mấy trăm năm hình thành, tiếng Việt không được phổ biến rộng rãi. Ðến nửa cuối thế kỷ 19, ông Trương Vĩnh Ký chính là người có công lớn trong việc truyền bá tiếng Việt ra cộng đồng. Ông là thầy giáo người Việt đầu tiên dạy tiếng Việt và là Hiệu trưởng Trường Thông ngôn do Pháp lập ra (năm 1862).

Ðể phục vụ tốt cho việc phổ biến tiếng Việt, ông đã soạn ra cuốn sách giáo khoa đầu tiên là Ngữ pháp tiếng Annam, sau đó là hàng loạt sách giáo khoa, sách lịch sử, văn học... Riêng sách giáo khoa có khoảng 25 cuốn. Tiếp sau đó là phong trào học tiếng Việt, sáng tác văn thơ, viết báo bằng tiếng Việt phát triển mạnh; đồng thời tiếng Việt được dùng trong các văn bản hành chính và chính thức trở thành Quốc ngữ của nước ta.

Như vậy, mặc dù là người ngoại quốc sáng tạo ra tiếng Việt, để phục vụ cho mục đích riêng, nhưng tiếng Việt với sức sống nội tại và được nhiều thế hệ người Việt bổ sung, điều chỉnh, phổ biến, cải tiến nên ngày càng hoàn thiện và trở thành tiếng “giàu và đẹp” của dân tộc Việt Nam ngày nay./.

 

Trang Thăm

 

Thám hiểm hang động núi lửa Chư B’lưk

Trên những ngọn núi đáng ngưỡng mộ của Việt Nam, nơi mà thiên nhiên hoà quyện một cách kỳ diệu, hang động núi lửa Chư B'Lưk đã thu hút những người yêu thích sự mạo hiểm và muốn khám phá những điều mới mẻ. Với một loạt các hoạt động như: hiking, canyoning và abseiling (đi bộ đường dài, vượt thác, leo dốc), hang động này không chỉ là điểm đến của những người tìm kiếm sự thách thức mà còn là nơi dành cho những người muốn trải nghiệm sự kỳ diệu của tự nhiên.

Nét đẹp hoang sơ Vàm Sát - Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Vàm Sát - Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới. Nơi đây hình thành Khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, nằm giữa 2 con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.

Rực sắc hoa gạo Tam Sơn

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm tại xã Tam Sơn (Anh Sơn, Nghệ An), miền quê đang đổi mới từng ngày. Nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên với từng cánh đồng hoa rực rỡ sắc xuân, đặc biệt những đường hoa gạo tuyệt đẹp của những cây gạo cổ thụ vào mùa hoa nở tháng 3 là điểm nhấn cho cảnh đẹp nơi đây.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, ẩn mình giữa đại ngàn Kon Chư Răng, thuộc tỉnh Gia Lai, là viên ngọc quý của thiên nhiên Tây Nguyên. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng bầu không khí trong lành nơi đây đã thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá mạo hiểm.

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng

Với cảnh quan hùng vĩ, địa hình đa dạng, Tà Năng - Phan Dũng - cung đường trekking đi qua 3 tỉnh: Lâm Ðồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đang trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ. Trào lưu chinh phục cung đường này ngày càng nở rộ, thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước, vượt qua thử thách có độ khó cao.

Nghề làm hương cổ truyền Phja Thắp

Thôn Phja Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, được biết đến với nghề làm hương (nhang) truyền thống từ bao đời nay.

Nghề lác Quảng Xương

Tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, có khoảng 550 ha đất trồng lác để dệt chiếu, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn.

“Tuyệt tình cốc” xứ Huế

Đầm Lập An, còn gọi là đầm An Cư, đầm Lăng Cô, uốn qua chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bằng khung cảnh thanh bình, như tranh thuỷ mặc với một bên là dãy Bạch Mã hùng vĩ, một bên là đầm nước trong veo.

Ðịa chỉ đỏ ở Long Xuyên

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng toạ lạc tại xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012.