ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 10:03:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nối nhịp thanh xuân

Báo Cà Mau (CMO) Ðêm, ánh đèn hoà nhau, thanh âm cất lên rộn rã, từng nụ cười chen nhau làm ấm bừng sân khấu không gian nghệ thuật thuộc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau. Xung quanh là đông đảo thành viên các Câu lạc bộ: Cao niên, Thanh nhạc, Khiêu vũ, Âm nhạc... háo hức chuẩn bị thật tròn các tiết mục biểu diễn.

Các thành viên Câu lạc bộ Khiêu vũ nắn nót từng động tác, thả hồn theo từng giai điệu.

Từng cánh tay dang rộng đón đợi những đam mê về dưới mái nhà nghệ thuật. Người đứng trên sân khấu thoả sức trải lòng theo đam mê, không cân phân hơn thua. Dưới kia, nhiều ánh mắt theo dõi từng động tác, tiếng ca của bạn mình trong một tâm thế ủng hộ, không có lằn ranh phân biệt giữa chuyên và không chuyên. Khán giả dù chưa nhiều nhưng khi đã đến thưởng thức cũng nghiêm túc, rồi khi hết mỗi tiết mục lại dành tặng những tràng pháo tay ấm áp. Sân khấu chỉn chu, các yếu tố hỗ trợ như âm thanh, ánh sáng, hậu đài... quyện nhau nâng từng bước chân.

Thương sao khi nhịp cầu thanh xuân nối dài từ tuổi đôi mươi đến ngoài thất thập. Những U60, U70 cùng nhau cười nói, múa ca, khiêu vũ; sân khấu với ánh đèn màu đầy hấp lực xua tan hết những nếp nhăn, bề bộn đời thường. Xen lẫn trong đó là nhiều gương mặt mới đầy hứa hẹn của làng văn nghệ Cà Mau như: Thanh Tâm, Nguyên Phương, Bách Dương, Như Hằng, Ngọc Chuyên... Phía sau là band nhạc sống với những tay đàn trẻ từng bước tạo được điểm nhấn đẹp của Trung tâm Văn hoá tỉnh: Mai Thanh Hát, Vĩnh An...

Những thành viên U60, U70 của Câu lạc bộ Cao niên cùng nhau nối dài nhịp cầu thanh xuân nghệ thuật.

Trong khoảnh khắc đồng điệu giữa “mình” và “bạn”, tôi chợt nhớ đến câu nói của Nghệ sĩ Ưu tú Minh Hoàng (Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu tỉnh Cà Mau), trong những lần ông đi chấm thi văn nghệ quần chúng về cơ sở, thấy từng ánh mắt cháy hết mình với đam mê trên sân khấu, ông thường bỏ ngỏ: "Trong thời buổi cơm áo, ai cũng phải lao động, miệt mài lo toan mà bà con Nhân dân vẫn đến với nghệ thuật, chơi cho thoả niềm đam mê chân phương thì mình phải thương và phải trân trọng họ...".

Theo Ðạo diễn Quốc Tín, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh, sân khấu không gian nghệ thuật này luôn kiếm tìm những người có cùng nhu cầu sở thích, kết nối, tập hợp và nâng những bước chân thăng hoa. Không chỉ có ca, múa, nhạc, khiêu vũ, mà còn có tài tử đờn ca, kịch nói... Các cuộc sinh hoạt giao lưu sẽ diễn ra định kỳ mỗi tháng một lần, hứa hẹn là một cuộc tao ngộ của những mạch hồn đồng điệu.

Qua nhiều hoạt động khởi sắc gần đây, Trung tâm Văn hoá tỉnh đã phát huy đúng tinh thần của một trung - tâm - văn - hoá khi tạo được một sân chơi đẹp với những cuộc chơi sạch, nghiêm túc nhưng không cứng nhắc, từng bước chân tìm đến tham gia đã thấy được mình trong đó. Chính vì thấy được mình nên khi bước lên sân khấu rất điềm nhiên, tự tin, dù thi diễn hay giao lưu văn nghệ luôn vui vẻ, không đặt nặng thành tích, áp lực. Từng tích tắc nhỏ trong cách đối đãi giữa lãnh đạo trung tâm và bà con Nhân dân đến đây cũng như đối với các tài tử dự thi, đó là sự trân trọng, ân cần với tâm thế phục vụ, với mong muốn thổi lửa, duy trì phong trào, phát triển văn hoá địa phương.

Thời đại công nghệ số buộc con người ta liên tục xê dịch trong công việc, tư duy và trong cách "chơi". Nhưng về sân khấu không gian nghệ thuật, thấy vẫn còn nhiều con người say sưa nắn nót phím đàn, tiếng ca; vẫn kỹ lưỡng ngồi đó o bế từng nhịp, động tác; khi đã bước chân lên "thánh đường", không bao giờ có sự phân biệt giữa quần chúng hay chuyên nghiệp, mà tất cả phải luôn trong tâm thế nghiêm cẩn... Vậy nên, vẫn lạc quan lắm khi nhìn về phía xa của phong trào nghệ thuật quần chúng tỉnh nhà./.

 

Minh Hoàng Phúc

 

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Thêm góc nhìn về đồng bằng sông Cửu Long

Liên hoan Ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lần thứ 39 năm 2024 vừa được tổ chức khai mạc triển lãm vào ngày 30/9 tại tỉnh Vĩnh Long, đây là hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh trong khu vực luân phiên đảm nhiệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn. Ban Tổ chức đã nhận được 1.851 tác phẩm, trong đó có 971 ảnh màu và 880 ảnh đen trắng, của 252 tác giả trong khu vực gửi tham gia.

Phù sa thao thức, gửi lại thương nhớ dòng sông

Tình cờ đọc được tập thơ Ðánh thức Sông Hồng, của tác giả Huỳnh Thuý Kiều, do Nhà xuất bản Văn học vừa ra mắt. Trong cái chiều Cà Mau mưa nặng hạt, nghe trong gió còn vọng tiếng buồn hậu cơn bão số 3, những vần thơ của Huỳnh Thuý Kiều như đưa người đọc vào hành trình cảm xúc tinh tế, đầy trăn trở về tình yêu quê hương, con người và cả những suy tư sâu lắng về dòng chảy thời gian.

Đoàn Nghệ thuật Khmer: Nhiều tiết mục đặc sắc phục vụ lễ Sene Dolta

Nhằm phục vụ tốt lễ Sene Dolta, những ngày qua, Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau không ngừng tập luyện, xây dựng nhiều chương trình, tiết mục văn nghệ đặc sắc. Các tiết mục phục vụ lễ Sene Dolta năm nay được đoàn dàn dựng theo hướng hiện đại, kết hợp với yếu tố truyền thống. Qua đó, không chỉ phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc mà còn chứa đựng nhiều sự mới lạ, độc đáo với người xem.

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Múa bóng, hát rỗi (hay còn gọi là múa bóng rỗi) là bộ môn nghệ thuật diễn xướng, ra đời cách nay hàng trăm năm ở vùng đất Nam Bộ. Bộ môn này thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cúng đình, miếu, cúng Bà Chúa Xứ, Bà Thuỷ Long, Bà Thiên Hậu...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29

Sáng 27/9, tại tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29. Đây là sự kiện được tổ chức luân phiên tại các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công truyền thống của người Việt rất phong phú, phát triển và truyền lại qua nhiều thế hệ, được các đời con, cháu giữ gìn, đúc kết kinh nghiệm, tạo nên các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo, mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, nét văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. Các sản phẩm thủ công truyền thống gắn bó với đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của con người.

Một lần đến Cà Mau

Chương trình Cà Mau Art Tour 2024 với chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 hoạ sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Các văn nghệ sĩ đã lưu lại trong lòng những xúc cảm và tình yêu đối với những điểm du lịch, phong cảnh, văn hoá và con người Cà Mau.

Yêu màu áo lính

Từ nhỏ đã mê hình ảnh đẹp về quê hương, Nguyễn Lê Tiến hay cắt những tấm ảnh chụp phong cảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lịch treo tường để dành ngắm nghía. Năm học lớp 10, khi được ba mẹ tặng chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3, hành trình chụp ảnh của anh bắt đầu. Cứ tan học, anh lại lang thang loanh quanh trong huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An kiên trì chụp nhiều ảnh sông nước, làng quê... lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, thư giãn.

Sức sống văn nghệ quần chúng

Văn nghệ quần chúng (VNQC) là các hoạt động văn học, nghệ thuật mang tính chất quần chúng, cộng đồng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá ở địa phương, theo chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, phong trào VNQC ở huyện Ðầm Dơi hoạt động sôi nổi và hiệu quả, thuộc tốp mạnh nhất của tỉnh Cà Mau.