ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:40:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm học sinh vùng sâu

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đầm Dơi thời gian qua phát triển khá nhanh, thế nhưng vẫn còn một số nơi, điều kiện đi lại của người dân còn rất khó khăn, các em học sinh phải đi học bằng đò. 

Do điểm lẻ ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức xuống cấp, nên nhiều năm nay phụ huynh ở đây đã đưa con đến học nơi khác tốt hơn. Cho con đi học xa hơn, tốn kém hơn nhưng có môi trường giáo dục tốt hơn là điều các bậc phụ huynh đã cố gắng trong nhiều năm học qua. Mỗi ngày đến trường của trẻ một ngày vượt khó khi hầu hết các em phải đi học bằng đò.

Học sinh điểm lẻ ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức học tập trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp.

Em Nguyễn Thuý Niềm, ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức, bày tỏ: “Mặc dù gia đình khó khăn nhưng cha em động viên, cha sẽ cố gắng làm để lo cho anh em em đi học”.

Thuộc diện hộ nghèo nên mọi khoản thu nhập của cha mẹ em Nguyễn Thuý Niềm đều dành dụm để chăm lo việc học của 4 anh em. Một trong những gánh nặng nhiều năm nay đối với gia đình chính là chuyện lo tiền đò 12.000 đồng mỗi ngày, trong khi tiền công làm phụ hồ của cha em mỗi ngày 150.000 đồng, nhưng bữa có bữa không và tiền “ai thuê gì làm đó” của cha mẹ em.

Dù vất vả nhưng ông Nguyễn Chí Thanh, cha Thuý Niềm vẫn quyết tâm: “Dù nhà nghèo nhưng tôi vẫn cố gắng lao động để có tiền lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn”.

Ông Trần Văn Ngân (cũng ở ấp Tân Hiệp Lợi B) nuôi 2 đứa cháu học lớp 1 và lớp 3. Nhà ông Ngân ở cạnh điểm trường lẻ tại ấp. Trước đây trường có 2 phòng có thể dạy tới lớp 5, thế nhưng dần lâu, cơ sở vật chất xây dựng từ năm 2002 đã không đảm bảo. Điểm lẻ chưa xoá thì phụ huynh đã cho con đi học trường mới, trong đó có cả những hộ nghèo, khó khăn và cả gia đình ông Ngân.

Ông Ngân trải lòng: “Khi nước ròng đi lại rất khó khăn, nhà thì nghèo nên việc mỗi ngày đưa 2 đứa cháu đi học bằng đò là rất khó”.

Ấp Tân Hiệp Lợi B hiện chỉ có khoảng 1,2 km lộ bê-tông, còn lại khoảng 8 km lộ đất. Tuỳ vào đoạn đường ngắn, dài mà mỗi ngày một trẻ phải trả 10.000-12.000 đồng tiền đò. Theo rà soát, năm học này có 16 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ tiền đò.

Tỉnh Cà Mau đang thực hiện chủ trương xoá dần các điểm trường lẻ, bên cạnh nhiều ưu điểm của chủ trương này hẳn sẽ còn những khó khăn nhất định của những học sinh ở xa điểm trường chính. Đây là vấn đề ngành giáo dục cần lưu tâm hơn để đẩy mạnh xã hội hoá cũng như thực hiện một số chính sách hỗ trợ, kịp thời giảm bớt khó khăn cho những học sinh ở khu vực này.

Đường đến trường của trẻ em tại ấp Tân Hiệp Lợi B còn quá khó khăn. Với học sinh tiểu học, đi học bằng đò đã rất khó khăn. Với trẻ mầm non, đây lại là một bài toán nan giải bởi các em còn quá nhỏ. Mặc dù điểm lẻ xuống cấp nên đã xoá bậc tiểu học nhưng trường vẫn giữ lại 1 phòng cho lớp mầm non. Năm học này có gần 15 em độ tuổi 5-6 vẫn ghi danh tại điểm lẻ để được đến trường.

Thiếu thốn sân chơi, vật dụng và không có cả một cái nền sạch sẽ để trẻ có thể ngồi, chơi đùa là thực tế tại điểm lẻ Kênh Chống Mỹ thuộc Trường Mẫu giáo Tân Đức. Một nghịch lý là cơ sở xuống cấp không mở được tiểu học, nhưng nơi đây lại duy trì lớp mầm non trong nhiều năm học qua. Cô giáo Bùi Hồng Liên đã gắn bó với điểm lẻ này hơn 20 năm và cũng chỉ còn 2 năm nữa cô sẽ về hưu. Mỗi ngày cô Liên phải trải cao su cho trẻ ngồi sinh hoạt, vì nền xi-măng không đảm bảo vệ sinh.

Sẽ thật khó cho phụ huynh địa bàn nông thôn trong việc đưa con trẻ ở độ tuổi 5, 6 đi đò đến trường mẫu giáo xa hơn để học. Và ở điểm lẻ xoá 1 phòng giữ 1 phòng, ngày ngày trẻ vẫn đều đặn lên lớp học con chữ vỡ lòng trong môi trường khó có thể thiếu thốn hơn. Có lẽ đây là vấn đề gây khó khăn cho công tác giáo dục ở vùng sâu./.

Thuỳ Mỵ

Liên kết hữu ích
Tham khảo Kiếm tiền nhanh

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.