ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 21:24:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nón lá trong đời sống

Báo Cà Mau (CMO) Từ ngàn xưa, chiếc nón lá đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam, nhất là đối với phụ nữ. Nón lá được các bà, các mẹ, các chị sử dụng để che nắng, che mưa khi đi làm những công việc đồng áng, cấy lúa, trồng rau hay đi chợ buôn bán… Trong bất cứ công việc nào, chiếc nón lá cũng vô cùng tiện ích và luôn làm bạn, gắn bó thân thiết với phụ nữ. Nón lá không thể thiếu trong cuộc sống lao động ở tất cả các vùng, miền Bắc - Trung - Nam, ngay cả với những người dân ở vùng cao. Nón lá là niềm tự hào của Việt Nam, bởi khi nhìn thấy nón lá như thấy ngay đó là Việt Nam.

Ngày mai (6/8/2022), tại Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh (số 122, Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Nón lá trong đời sống” của Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu - VAPA.

72 tác phẩm của các thành viên trong chi hội được chọn trưng bày tại triển lãm thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về hình ảnh chiếc nón lá trong cuộc sống, dung dị và mộc mạc. Người xem rất dễ cảm nhận và đồng cảm, nhận thấy như đâu đó có chính mình đang lao động sản xuất, góp phần cho sự phát triển của quê hương đất nước.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 6-15/8/2022.

Thu hoạch ớt. Ảnh: Kim Chi
Chợ trên sông. Ảnh: Kim Lan
Thu hoạch muối. Ảnh: Hồng Nga
Đò qua phố cổ Bao Vinh. Ảnh: Thi Thơ

Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu - VAPA với 16 thành viên nữ, gồm các chị: Nguyễn Hồng Nga, Đoàn Thi Thơ, Trần Thị Tuyết Mai, Đào Hoa Nữ, Phạm Thị Thu, Đỗ Ngọc, Phạm Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Sin, Phạm Thị Dung, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thanh Sơn, Đinh Thị Kim Lan, Ngô Thị Thu Ba, Nguyễn Thị Kiên Trinh, Nguyễn Trang Kim Cương, Bạch Thị Tố Anh. Trong đó có 5 thành viên tước hiệu E.FIAP; 2 thành viên tước hiệu E.VAPA/G, 4 thành viên tước hiệu E.VAPA…


 

Tâm Hảo giới thiệu

 

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.