ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:04:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

NSƯT Thoại Mỹ: "Cải lương kết hợp nhạc trẻ sẽ là món ăn thú vị"

Báo Cà Mau Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Thoại Mỹ kết hợp với ca sĩ trẻ H-Kray cùng ra MV Phấn hoa màu son. Sản phẩm pha trộn giữa dòng nhạc trẻ và cải lương. Nữ nghệ sĩ cho biết, bản thân cảm thấy thú vị vì mang đến món ăn tinh thần mới cho khán giả.

- Chào NSƯT Thoại Mỹ, vì sao chị nhận lời kết hợp trong Phấn hoa màu son cùng ca sĩ trẻ H-Kray?

NSƯT Thoại Mỹ: Ðiều đầu tiên tôi cảm nhận được là sự chân thành của ca sĩ H-Kray khi có lời mời với tôi. Bạn nói về hoàn cảnh và nội dung bạn muốn truyền tải trong sản phẩm. Vì bạn muốn viết nội dung này nói về bà của mình và bà của bạn đã ái mộ tôi từ lâu cho nên bạn muốn tôi thể hiện.

Ban đầu nghe lời mời, tôi chưa nhận ngay, tôi rất phân vân vì không hiểu tại sao mình là nghệ sĩ cải lương mà các bạn trẻ lại mời, không biết mình có làm được hay không, có giúp các bạn thành công được hay không? Bản thân tôi cũng rất áy náy, mình trên sân khấu cải lương đã có chỗ đứng rồi, bây giờ lại bước qua một lĩnh vực khác, mặc dù chỉ kết hợp nhưng không biết có thành công không, không khéo sẽ phản tác dụng.

Khi nghe được giai điệu của ca khúc này, tôi mới cảm nhận được là ổn, cũng hợp với tôi. Nhưng giai đoạn đó, tôi bị bệnh rất nặng, phải ngưng hết công việc để chờ hồi phục sức khoẻ. Tôi có nói không thể làm trong giai đoạn này. Vì sợ trễ tiến độ nên tôi đề nghị bạn làm cùng nghệ sĩ khác, đừng chờ tôi. Có điều tôi không ngờ là bạn ấy và ekip vẫn chờ đợi tôi hơn 1 năm trời. Tôi thấy các bạn cần mình, mình là nghệ sĩ cải lương cũng nên mở lòng ra hỗ trợ các bạn trẻ.

NSƯT Thoại Mỹ đã kết hợp với ca sĩ trẻ H-Kray thực hiện MV Phấn hoa màu son. Ảnh nhân vật cung cấp

- Trước đó cũng có những nghệ sĩ cải lương kết hợp với nghệ sĩ trẻ, như NSND Bạch Tuyết hay NSƯT Kim Tử Long, chị thấy sự pha trộn lần này có hài hoà?

NSƯT Thoại Mỹ: Khi bạn ấy mời tôi thì đã có NSND Bạch Tuyết đã làm trước đó, ở sản phẩm với ca sĩ Hoàng Dũng. Còn ca sĩ Phương Mỹ Chi và anh Kim Tử Long khi đó chưa. Tôi cũng đắn đo suy nghĩ, có nhiều buổi ngồi với bạn ấy, cùng ca hát, lấy ý tưởng để có thể sửa đổi lại, chỉn chu lại để kết hợp hoàn hảo hơn.

- Cách nhìn nhận về nhạc cải lương kết hợp với tân nhạc, chị thấy có gì khác biệt trước và sau khi kết hợp cùng H-Kray?

NSƯT Thoại Mỹ: Khi bài hát hoàn chỉnh, tôi mới thấy còn ít quá, chưa kết hợp cải lương nhiều. Tôi cần phải có một đoạn cải lương thật sự của mình trong đó, khi đó bạn ấy đồng ý liền. Sau lại phải ngồi tính toán, đưa cải lương vào chỗ nào, nếu không khéo sẽ không ăn với nhạc, sẽ rất nguy hiểm. Cũng may, bạn ấy và ekip hoà âm rất hợp lý.

- Hiện tại, rất nhiều nghệ sĩ cải lương kết hợp cùng ca sĩ trẻ, chị có sợ điều này làm mất đi chất cải lương không?

NSƯT Thoại Mỹ: Tôi lo chứ. Vì vậy tôi mới đề nghị phải có một khúc cải lương cho tôi. Ban đầu chỉ có nhạc thôi và hơi hướng chỉ đệm qua thôi nên tôi phải đòi hỏi có chất cải lương mà tôi mang vào, khi đó mới gọi là kết hợp. Nếu không, tôi chỉ là nghệ sĩ cải lương sang hát nhạc trẻ, như vậy không gọi là kết hợp.

Nữ nghệ sĩ khẳng định cải lương không sến và không chết nếu biết vận dụng ưu thế đúng chỗ. Ảnh nhân vật cung cấp 

- Chị có nghĩ, sự kết hợp cải lương và nhạc trẻ sẽ giúp cải lương sống trở lại và sẽ có đất diễn trở lại như xưa không?

NSƯT Thoại Mỹ: Từ xưa giờ mọi người cứ miên man cho rằng cải lương cũ, cải lương sến, nhưng cải lương có chỗ đứng riêng, có nét riêng và cải lương sẽ không cũ. Khi một bài nhạc trẻ kết hợp với cải lương, nó sẽ màu sắc hơn, sẽ là một đĩa thức ăn nhiều gia vị hơn, hấp dẫn hơn. Nếu biết cách hoà hợp sẽ hay. Còn nếu làm không đúng cách, không đúng đường, nó sẽ trở thành phản cảm. Sự kết hợp này thành công - đó là dấu hiệu đáng mừng cho nghệ sĩ cải lương.

- Theo chị, hoạt động sân khấu cải lương hiện tại thế nào?

NSƯT Thoại Mỹ: Sân khấu cải lương bây giờ không hoạt động nhiều như ngày xưa, nhưng nói cải lương chết sẽ không đúng. Bây giờ không có chỗ để biểu diễn nhiều như ngày xưa, rất ít rạp, nhưng khi cải lương biểu diễn, vé lúc nào cũng hết. Nghĩa là khán giả vẫn còn thương cải lương. Thậm chí, các bạn trẻ bây giờ tìm hiểu cũng đến gần với cải lương và thường nghe cải lương hơn. Tôi nghĩ, cải lương bây giờ đã có bước tiến để các bạn trẻ nhìn nhận, kết hợp kịp với thời đại.

- Bây giờ các nghệ sĩ cải lương ít đi miền Tây vì thiếu show. Chị có nhớ khán giả miền Tây đợi mình ra diễn, thậm chí ngủ gật vẫn đợi?

NSƯT Thoại Mỹ: Tôi vẫn nhớ. Hiện tại, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đi diễn ở miền Tây, như đi hát trực tiếp truyền hình, hội chợ... Có những chương trình hợp tác, tổng hợp, tôi vẫn thể hiện trích đoạn các bài ca cổ.

- Chị có kỷ niệm nào đáng nhớ với khán giả miền Tây không?

NSƯT Thoại Mỹ: Kỷ niệm nhiều lắm, khán giả miền Tây rất dễ thương. Nói chung, khán giả ở đâu cũng rất dễ thương nhưng miền Tây là cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương. Ngày xưa tôi đi hát, 7-8 giờ tối mới hát nhưng 2-3 giờ chiều, mình phải từ ở ngoài đi ghe, đi xuồng... vào trong hát. Khi đi dọc đường, thấy bà con chèo xuồng tấp nập đi xem hát. Bước xuống sân khấu, thấy cảnh nhiều ghe đậu để chở mọi người về. Về tới miền Tây, có trái cây nhà trồng, những trái ngon nhất, người dân hái tặng nghệ sĩ. Ðó là cái tình của bà con miền Tây đối với nghệ sĩ.

- Cảm ơn NSƯT Thoại Mỹ về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.