ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 20:41:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuẩn bị Hội thảo khoa học về báo chí cách mạng Cà Mau:

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Báo Cà Mau Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng nội dung đề cương Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Đây là cuộc họp lần thứ 3 do Báo Cà Mau tổ chức, vào chiều 21/2, để lấy ý kiến các nhà báo tiền bối lão thành cách mạng, các đơn vị phối hợp trong và ngoài tỉnh, nhằm chuẩn bị thật chu đáo cho việc tổ chức hội thảo.

Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ, được các đại biểu dự họp hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Là đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức hội thảo, Báo Cà Mau đã xây dựng đề cương chi tiết gửi các đại biểu đóng góp để tiếp tục hoàn thiện về nội dung của hội thảo đảm bảo về mục đích, yêu cầu đề ra.

Theo đó, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Ban Biên tập Báo Cà Mau khi đã làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, hiệu quả và cầu thị để có một đề cương hội thảo chất lượng, phong phú, dày dặn và tương đối toàn diện về lĩnh vực báo chí cách mạng của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Nhà báo Ngô Minh Toàn, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Cà Mau, trân trọng ghi nhận những ý kiến quý báu, tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu và mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, giúp đỡ để đơn vị tổ chức thành công hội thảo khoa học về báo chí cách mạng của tỉnh nhà.

Đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, các đại biểu nhấn mạnh đến việc xây dựng đề dẫn hội thảo phải bao quát được vai trò, vị trí, đóng góp, những thành tựu nổi bật qua các chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Cà Mau trong 100 năm qua.

Việc phân chia giai đoạn cần bám sát vào những dấu mốc quan trọng của báo chí tỉnh nhà. Theo đại biểu gợi ý, nên chia chặng đường 100 năm qua của báo chí cách mạng Cà Mau thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1945; Giai đoạn kháng chiến chống Pháp; Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và Giai đoạn bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước khi hoà bình, thống nhất.

Cùng với đó, việc đặt hàng các chủ đề bài viết phục vụ hội thảo cũng cần bám sát với quy mô, tính chất của hội thảo, đảm bảo tính bao quát toàn diện nhưng cũng phải có điểm nhấn trọng tâm.

Lịch sử 100 năm báo chí cách mạng Cà Mau còn phải nêu được những giai đoạn báo chí địa phương có sự gắn bó chung cội, chung nguồn với tỉnh Bạc Liêu (cũ) ở giai đoạn đầu, trong đó có cả tỉnh Sóc Trăng hiện nay, để đảm bảo tính khách quan, chính xác của lịch sử.

Với tính chất của một hội thảo khoa học, hội thảo lần này cũng cần có những bài tham luận chất lượng về sự hình thành và vai trò, đóng góp của từng cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo gắn với những chặng đường cách mạng của tỉnh nhà. Đặc biệt là việc tôn vinh, nêu bật vai trò, vị trí, đóng góp của báo chí cách mạng tỉnh nhà đối với từng giai đoạn lịch sử cách mạng vẻ vang, hào hùng của quê hương Cà Mau.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, đóng góp ý kiến tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, Ban Biên tập Báo Cà Mau trân trọng tiếp thu, ghi nhận và mong muốn nhận được nhiều hơn nữa những đóng góp quý báu, giá trị của các nhà báo lão thành tiền bối, của các đại biểu ở các tỉnh bạn để hoàn thiện đề cương hội thảo, và mục tiêu cao nhất là tổ chức thành công hội thảo khoa học về lĩnh vực báo chí của địa phương đúng với tầm vóc, quy mô, ý nghĩa và sức lan toả của sự kiện này gắn với dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Nhà báo Ngô Minh Toàn, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Cà Mau, khẳng định: “Đơn vị sẽ tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ và nêu cao quyết tâm, trách nhiệm cho việc chuẩn bị và tổ chức hội thảo khao học về báo chí cách mạng của tỉnh nhà. Thời gian không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc là rất lớn, Báo Cà Mau mong mỏi nhận được sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ của các nhà báo cách mạng lão thành tiền bối, của quý đại biểu ở các đơn vị phối hợp trong và ngoài tỉnh để công việc chuẩn bị thật sự chu đáo, sẵn sàng để hội thảo được tổ chức thành công đúng như mục tiêu, kỳ vọng đề ra”.

Quốc Rin

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.