ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-12-24 17:36:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy giá trị di tích lịch sử

Báo Cà Mau (CMO) Quá trình khai khẩn, đấu tranh cách mạng và phát triển quê hương, vùng đất Cà Mau luôn gắn liền với những chiến tích về đất, về người, trong đó có chiến tích vang dội của 2 nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự.

Khu vực mộ hai lãnh đạo nghĩa quân đang xuống cấp.

Đỗ Thừa Luông (còn gọi là Long), Đỗ Thừa Tự (còn gọi là Ngươn) là con trai của ông Đỗ Văn Nhân, cử nhân võ triều đình nhà Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, gia đình ông ly tán về miệt Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), sau đó tìm đến Cà Mau và chọn U Minh làm căn cứ kháng Pháp, nơi mà sau này trở thành căn cứ địa cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cà Mau.

Lịch sử hào hùng

Lòng yêu nước, ý chí bất khuất với khí phách hiên ngang của người dân Nam Bộ, những năm đầu của thập niên 1870, hai ông Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự đã huy động trên 300 nghĩa quân lập khu vực chống Pháp dọc theo tuyến sông Cái Tàu.

Trong hơn 4 năm (từ năm 1871-1875), dưới sự lãnh đạo của hai ông, bằng chiến thuật du kích khéo léo và lợi dụng địa thế hiểm trở của rừng U Minh, các nghĩa quân đã lập nhiều chiến công vang dội, thu được nhiều vũ khí của địch để bổ sung, trang bị cho nghĩa quân và tiêu diệt nhiều tên quan ác ôn của Pháp và tay sai bán nước, trong đó có tên Ô-san-giơ và tên tri huyện Phan Tử Long, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy nhiên, với tàu to, súng lớn, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều cuộc hành quân lớn, bao vây tiêu diệt nghĩa quân. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, nghĩa quân tan rã, hai ông bị giặc bắt và đưa đi xử tử vào ngày 3/8/1875, xác hai ông được Nhân dân bí mật mang về chôn cất tại làng An Xuyên thuộc huyện Châu Thành (tỉnh Hà Tiên). Đến năm 1925, con cháu sợ bị thất lạc nên di tán phần mộ hai ông về xã An Trạch, huyện Giá Rai (nay là ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) thờ cúng đến nay, lấy ngày hai ông bị xử tử làm lễ giỗ hằng năm.

Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng khí phách hiên ngang, oanh liệt và sự hy sinh anh dũng của hai nghĩa quân họ Đỗ đã trở thành ngọn lửa bất khuất bùng cháy trong lòng dân, thôi thúc Nhân dân tiếp tục xông lên chiến đấu chống quân xâm lược, giành thắng lợi cuối cùng.

Tự hào hôm nay

Hiện tại, ngoài Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự, nhiều tên đường, trường học… trong và ngoài tỉnh cũng đã mang tên Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự.

Ông Đỗ Văn Trình, đại diện thân tộc họ Đỗ, cho biết: "Phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của ông cha, năm 2010 con cháu trong thân tộc xây dựng “Dòng họ Khuyến học” và thành lập “Quỹ Khuyến học Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự”. Trước mắt, quỹ này sẽ dành tặng sách vở cho học sinh nghèo hiếu học ở ngôi trường mang tên hai ông ở Phường 1, TP Cà Mau. Về lâu dài sẽ hỗ trợ cho con em thân tộc ăn học thành tài, cũng như giúp đỡ bà con trong thân tộc phát triển kinh tế cùng nhau vươn lên trong cuộc sống.

Thể hiện trách nhiệm và cũng là đạo đức của thế hệ hôm nay, nhằm tri ân các lớp người đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, tháng 7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định xếp hạng Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự là di tích cấp tỉnh. Và hơn 1 năm sau ngày được công nhận di tích, TP Cà Mau đã xây kế hoạch trùng tu, nâng cấp khu di tích này.

Phó trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin TP Cà Mau Lê Văn Thanh cho biết: "Trong cuộc họp mới đây giữa Phòng Văn hoá - Thông tin, Ban Quản lý di tích tỉnh, chính quyền địa phương và thân tộc họ Đỗ, đã thống nhất là sẽ nâng cấp mở rộng đường vào khu di tích (đất do thân tộc họ Đỗ hiến), xây dựng hàng rào, trồng cây tạo bóng mát, nâng cấp mặt nền xung quanh, nâng cấp hai ngôi mộ và tạo mái che bên trên… Đồng thời, đề xuất thành lập Ban quản lý di tích (phối hợp thân tộc họ Đỗ và chính quyền địa phương)".

Phát huy giá trị di tích lịch sử Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự để đây không chỉ là nơi giáo dục, hành động cách mạng cho thế hệ trẻ mà còn là điểm tựa tinh thần cho sự nỗ lực không ngừng của tập thể Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoà Thành trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương nói riêng và TP Cà Mau nói chung./.

Mỹ Pha

Liên kết hữu ích

Tri ân sâu sắc đối với gia đình người có công

Sáng nay (20/12), đồng chí Lê Thanh Triều, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau cùng đoàn công tác tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thới Bình, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/122024).

Bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về an ninh phi truyền thống

Sau gần 4 ngày tập huấn, với nội dung nghiên cứu gồm 7 chuyên đề, sáng 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Viên an ninh phi truyền thống thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bế giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.