ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 01:49:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy vai trò nhóm tự lực trong cộng đồng

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau đã thành công trong việc loại trừ bệnh phong vào tháng 10/2012. Ðây là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác phòng, chống bệnh phong, đặc biệt là niềm vui của bệnh nhân mắc phong khi được hoà nhập vào cộng đồng, không còn mặc cảm, tự ti với đời.

Tỉnh Cà Mau đã thành công trong việc loại trừ bệnh phong vào tháng 10/2012. Ðây là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác phòng, chống bệnh phong, đặc biệt là niềm vui của bệnh nhân mắc phong khi được hoà nhập vào cộng đồng, không còn mặc cảm, tự ti với đời.

Sau những nỗ lực khám, phát hiện, điều trị bệnh phong và nhiều chương trình hỗ trợ kịp thời, xuyên suốt của Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan cùng với Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh, bệnh nhân phong và gia đình của họ đã có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Họ được chăm sóc y tế và được hưởng các quyền lợi như bao người khác.

Bệnh nhân phong luôn nhận được sự quan tâm của xã hội.

Ðặc biệt, từ khi Dự án “Phục hồi lồng ghép cho người khuyết tật do phong dựa vào cộng đồng” được triển khai đã có nhiều bước chuyển biến tích cực nhờ nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương cùng cộng đồng xã hội. Mục tiêu của dự án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật do phong. Dịch vụ chăm sóc người khuyết tật do phong được lồng ghép vào dịch vụ phục hồi khuyết tật chung sẵn có tại Cà Mau do Hiệp hội Cứu trợ bệnh phong Hà Lan tài trợ. Trong đó, đã triển khai thành lập nhóm tự lực giúp người khuyết tật tại các xã: Trí Phải, Nguyễn Phích và Tắc Vân. Thông qua nhóm tự lực, người khuyết tật sẽ được hướng dẫn về chăm sóc tàn tật, tập huấn kỹ thuật phát triển kinh tế… từ đó sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống của người khuyết tật và gia đình của họ.

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh hiện có 15 người khuyết tật tham gia nhóm tự lực, trong đó có 6 hộ được vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt với tổng số tiền 30 triệu đồng. Ông Trịnh Minh Xứ, Tổ trưởng Nhóm tự lực ấp 6, xã Nguyễn Phích, chia sẻ: Từ khi tham gia nhóm tự lực người khuyết tật, tôi và các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn về quyền của người khuyết tật, được chăm sóc tàn tật và được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, đời sống của các thành viên đã đi vào ổn định, cuộc sống dần được cải thiện.

Ngoài ra, với mục tiêu giúp đỡ, hỗ trợ người khuyết tật để họ vươn lên làm chủ cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, dự án đã được triển khai sâu rộng xuống tận cơ sở bằng các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như tình nguyện viên thực hiện dự án về các kỹ năng cải thiện khả năng tiếp cận của người khuyết tật do phong với các dịch vụ phục hồi y tế và chức năng. Bên cạnh đó, hội phụ nữ đóng vai trò then chốt trong việc tuyên truyền, vận động, tìm hiểu và sẻ chia những khó khăn, xoa dịu nỗi đau và là cầu nối xoá bỏ khoảng cách mặc cảm của người khuyết tật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả.

Chị Nguyễn Bé Tám, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tắc Vân, TP Cà Mau, cho biết: “Dự án phối hợp với Hội Phụ nữ triển khai giải ngân cho người khuyết tật do phong và không do phong  tại các xã thí điểm vay với lãi suất thấp. Từ nguồn vốn này, người khuyết tật được hướng dẫn về kỹ thuật, mô hình kinh tế phù hợp để sử dụng vốn vào công việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước gia tăng sự chấp nhận của cộng đồng đối với người khuyết tật và người khuyết tật do phong, tránh tâm lý kỳ thị, xa lánh đối với người bệnh phong”.

Từ đó cho thấy, để cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, từng bước tạo điều kiện để họ tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật là một việc làm cần thiết. Dự án góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, làm thay đổi quan niệm xã hội với người khuyết tật do phong, giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, hướng tới hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng đối với gia đình và ngành y tế cũng như toàn xã hội. Ðồng thời, để làm được điều đó cần có sự hỗ trợ tích cực hơn của các cấp, các ngành, các nhà tài trợ, nhân viên y tế để nhóm tự lực ngày càng phát huy và đi vào chiều sâu hơn nữa trong thời gian tới. Ðể tất cả những người khuyết tật do phong đều được sự quan tâm đúng mực của cộng đồng xã hội, giúp họ vượt qua mặc cảm bệnh tật, tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn./.

Bài và ảnh: Sơn Mai

Sàng lọc lao chủ động, ngăn chặn nguồn lây

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có khoảng 60% ca lao trong cộng đồng được phát hiện và điều trị, như vậy có rất nhiều ca bệnh lao trong cộng đồng mà chúng ta không thể phát hiện được. Vì vậy, việc sàng lọc lao chủ động trong cộng đồng, phát hiện sớm ca lao và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguồn lây là rất quan trọng.

Cai nghiện thuốc lá - Khó nhưng không phải là không thể

Nghiện thuốc lá được hiểu đơn giản là việc mất hoàn toàn tự do nói "không" với thuốc lá. Người nghiện thuốc lá không thể quên hút thuốc lá, ngược lại, bị bắt buộc phải hút, nếu không sẽ bị cảm giác “đói” thuốc.

Bước tiến trong điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp và nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Trong đó, trường hợp phình động mạch não, một trong những nhánh của tai biến mạch máu não, được đánh giá là biến chứng khó can thiệp đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Bằng sự nỗ lực, cùng với sự phát triển kỹ thuật điều trị, vừa qua, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau lần đầu tiên can thiệp thành công một trường hợp bị phình động mạch não, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị đối với biến chứng có độ khó, cần phải ứng dụng kỹ thuật cao tại tỉnh.

Nữ điều dưỡng giỏi nghề, tận tâm

Trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị của nền y học cổ truyền không thể không nhắc đến những người đã và đang thầm lặng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân - đó là đội ngũ điều dưỡng. Trong số ấy, cử nhân Nguyễn Cẩm Hường, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh, là tấm gương sáng tiêu biểu.

Truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Ngày 8/6, chương trình truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cầu PrEP do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  tỉnh Cà Mau (CDC) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau được tổ chức với chủ đề: SAFE RAINBOW – Kết cầu vồng, nối yêu thương.

Thực phẩm rẻ tiền - lợi trước mắt, hại lâu dài

Trong chi tiêu hằng ngày, hầu hết người tiêu dùng đều có chung tâm lý là cố gắng chọn mua những loại thực phẩm vừa rẻ tiền, tiện lợi nhưng lại đủ chế độ dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình, nhất là đối với những người lao động phổ thông, người có mức thu nhập thấp.

Tê bì một bên tay và căn bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nan y, có tỷ lệ tử vong cao và nhanh nhất hiện nay, vì nó có liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp của phổi.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng của trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

AI đồng hành cùng thầy thuốc tuyến cơ sở

Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động. Nổi bật là việc ứng dụng ChatGPT, công cụ AI hội thoại vào nhiều hoạt động cốt lõi như: điều trị, chăm sóc người bệnh, tư vấn sức khoẻ, hành chính - văn thư, đặc biệt là quản lý chất lượng bệnh viện.

Trẻ tự kỷ - Nỗi lo của gia đình và xã hội

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng trẻ em mắc chứng rối loạn phát triển phổ tự kỷ. Đây là một thực trạng báo động, đặt ra nhiều thách thức cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.