ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 04:12:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển giáo dục mầm non trong tình hình mới

Báo Cà Mau (CMO) Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. GDMN có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ - cơ sở để hình thành nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt; như Bác Hồ kính yêu đã nói: "Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt".

Để GDMN phát triển và đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi sự phát triển phải đồng bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN tại địa phương. Tuy nhiên, để phát triển đồng bộ, ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư thì vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý, giáo viên bậc học mầm non rất cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Giờ học tập của trẻ ở Trường Mầm non Ánh Nguyệt, Phường 6, TP Cà Mau.

Ở Cà Mau, tổng số trường mầm non hiện có là 133, trong đó có 119 trường công lập và 14 trường tư thục; có 106 trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số nhóm lớp là 1.166, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp đạt 99,60%. Tổng số quản lý, giáo viên 2.294 người. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 96%.

Nhìn chung, các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm, khen thưởng và các quyền lợi khác cho giáo viên được quan tâm, từng bước cải thiện. Hàng năm giáo viên được tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) tổ chức.

Tuy nhiên, tính theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT, giữa Bộ GD&ÐT và Bộ Nội vụ (Thông tư 06), đến tháng 12/2022 tỉnh còn thiếu 127 giáo viên và số giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 là 81/1.991, cần phải đào tạo nâng chuẩn từ trung cấp lên cao đẳng đối với giáo viên mầm non (GVMN).

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên/lớp chỉ đạt 1.7 giáo viên/lớp. Do thiếu giáo viên nên tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi ra lớp còn thấp so với bình quân chung của khu vực và bình quân chung cả nước. Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GÐ &ÐT, cho biết: "Việc thiếu GVMN đã gây ra một áp lực rất lớn cho giáo viên, nhất là đối với các lớp bán trú, khối lượng công việc tăng lên gấp 2 lần so với các lớp có đủ 2 giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của giáo viên; ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho trẻ vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do chỉ có 1 giáo viên/lớp nên phụ huynh chưa yên tâm gửi trẻ đến trường, điều này đã làm cho tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi ra lớp còn thấp. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để thu hút GVMN, phát triển đội ngũ GVMN có trình độ chuyên môn ngày càng vững vàng, có tay nghề cao, đảm bảo sự đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là việc làm rất cần thiết, mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay".

Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là công việc khá vất vả. (Ảnh minh hoạ, chụp tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng, Phường 8, TP Cà Mau).

Huyện Cái Nước là địa phương có tỷ lệ thiếu GVMN cao nhất hiện nay của tỉnh. Năm học 2014-2015 toàn huyện có 11 trường mầm non, mẫu giáo, 76 điểm trường lẻ, 169 lớp, 3.128 trẻ, tỷ lệ bình quân 18,5 trẻ/lớp; tổng số quản lý, giáo viên, nhân viên 225 người. Năm học 2020-2021, huyện tổ chức thi tuyển viên chức cho các bậc học, theo đó thêm được 20 GVMN, song vẫn còn thiếu hơn 40 GVMN mới đảm bảo theo quy định, phải bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày. Việc thiếu giáo viên đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo đảm an toàn cho trẻ tại các cơ sở GDMN.

Ông Nguyễn Minh Phụng, Trưởng phòng GD&ÐT huyện Cái Nước, kiến nghị: “Ðể nâng cao tỷ lệ GVMN/lớp đảm bảo theo quy định trong thời gian tới, ngành giáo dục cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tiếp tục thực hiện đề án sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng xoá lớp học nhờ; thực hiện tốt việc rà soát, dự báo quy mô phát triển bậc học mầm non trong từng giai đoạn nhằm xác định nhu cầu về giáo viên. Ðồng thời, đổi mới công tác quản trị cơ sở giáo dục, chú trọng xây dựng môi trường làm việc hiện đại, an toàn, lành mạnh, thân thiện; sắp xếp thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cho GVMN phù hợp, đúng quy định. Có chính sách thu hút GVMN về công tác tại các huyện, tránh tình trạng hợp đồng GVMN trong khi vẫn còn nhiều chỉ tiêu, vị trí tuyển dụng ở các trường".

Từ thực trạng nêu trên, ngành giáo dục Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp, định hướng về công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới. Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, chia sẻ: "Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 19/1/2021 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn và bồi dưỡng nhân viên quản lý, GVMN và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, ngành đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nhân viên quản lý cơ sở GDMN; bố trí, sắp xếp giáo viên các cơ sở GDMN hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học; phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên tại địa phương; đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và nhân viên quản lý cơ sở GDMN; đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nhân viên quản lý. Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên tham gia đào tạo trình độ chuẩn, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên; thực hiện đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Ngoài ra, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo, sơ kết, đánh giá tình hình chất lượng của việc đào tạo hàng năm".

Công việc của GVMN là một công việc đặc biệt, là quá trình dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non giống như việc xây dựng nền móng cho một ngôi nhà. Nếu trẻ mầm non hình thành được nền móng vững chắc về tâm lý, nhân cách ngay từ những năm đầu của cuộc đời sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển toàn diện sau này. Làm được điều này, không thể thiếu công sức, trí tuệ, nhân cách của mỗi người GVMN./.

 

Quỳnh Anh

 

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.

Nước uống sạch trong học đường

Dự án "Hỗ trợ bằng tiền mặt cho hộ gia đình và trường học bị ảnh hưởng bởi hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em tài trợ và triển khai thực hiện từ tháng 5/2024. Dự án nhằm giúp trẻ em, gia đình và trường học tăng cường khả năng ứng phó với hạn hán, thiên tai. Bên cạnh các hộ dân, có 11 điểm trường tại 4 xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Thuận, Khánh Lâm được hỗ trợ, mỗi điểm trường 65 triệu đồng, phục vụ lắp đặt máy lọc nước sạch uống trực tiếp theo tiêu chuẩn TCVN01.

Niềm vui trường mới

Sau 2 năm học tập và giảng dạy tại điểm Trường THCS Nguyễn Thái Bình, năm học này, toàn thể thầy cô giáo và 935 học sinh Trường THPT U Minh (thị trấn U Minh) phấn khởi khi được giảng dạy và học tập trong ngôi trường mới khang trang.

Tổng kết công tác dạy chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Để đảm bảo công tác giảng dạy, học tập và làm tốt công tác tham mưu, Ban Dân tộc đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, TP Cà Mau đồng loạt khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer vào ngày 5/6/2024, kéo dài trong 2 tháng hè. Chiều 4/11, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tổng kết công tác này.

Nữ sinh vượt khó, học giỏi

Nguyễn Hà Huyền Trân là nữ sinh năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, ấn tượng với người đối diện bằng nụ cười tươi và lúc nào cũng năng lượng. Năm vừa qua, Huyền Trân đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm học tập 3.74/4.0 và điểm rèn luyện gần như tuyệt đối trên thang 100.

Trao 200 suất học bổng “Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc mùa vàng” cho học sinh THPT

Tiếp tục đồng hành, khơi dậy tinh thần vượt khó vươn lên của học sinh Cà Mau trong học tập và cuộc sống, đồng thời, biểu dương những tấm gương giàu ý chí, nghị lực, chiều nay (2/11), Công ty Cổ phần Phân bón Cà Mau (PVCFC) với đầu mối triển khai là Đoàn thanh niên Công ty phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức lễ trao học bổng “Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc mùa vàng” năm học 2024-2025.

Không để nhà vệ sinh trường học là “cơn ác mộng”

Các trường học đang cố gắng nâng cao chất lượng nhà vệ sinh (NVS) tại trường để học sinh có được môi trường sinh hoạt tốt hơn khi đến lớp.

Dạy thêm, học thêm: Cần nhìn thẳng, hiểu đúng

Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm được quản lý bằng Thông tư 17/2012/TT-BGDÐT ngày 16/5/2012 (Thông tư 17). Vừa qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã công bố Dự thảo thông tư (Dự thảo) về dạy thêm và học thêm để lấy ý kiến góp ý, trong đó nêu ra nhiều điểm mới, thu hút sự quan tâm của công chức, giáo viên ngành giáo dục và cả phụ huynh.

Ðể ứng xử tốt trong học đường

Bên cạnh việc dạy và học, chủ trương xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học ngày nay được các trường đặc biệt quan tâm. Bởi, xây dựng văn hoá ứng xử chuẩn mực giúp các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, hành vi tốt đẹp, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bàn giải pháp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT

Sáng ngày 26/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT”, nhằm đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục và tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, hướng tới cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2024-2025 và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Cà Mau.