ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 11:24:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển rừng phòng hộ ứng phó với biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau Hiện tỉnh đã quy hoạch phát triển 26.133 ha rừng phòng hộ ven biển, chiếm 24,2% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó, cấp phòng hộ rất xung yếu 10.475 ha, chiếm 40,1% diện tích rừng phòng hộ của tỉnh.

Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới môi trường sống và đang trở thành mối lo ngại đối với hơn 1,2 triệu dân trong tỉnh. Ðể chủ động ứng phó vấn đề này, Ðảng và Nhà nước đề ra nhiều giải pháp tích cực, trong đó có việc phát triển trồng rừng ven biển, tạo môi trường sinh thái đa dạng, phong phú.

Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 109.120 ha, chủ yếu là rừng ngập mặn, chiếm 77% rừng của vùng ÐBSCL. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức cho biết, trước năm 2000, bờ biển phía Tây của tỉnh luôn được phù sa bồi lắng lấn biển mỗi năm từ 50-120 m. Nhưng những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phần lớn bờ biển phía Tây không được bồi lắng mà thường xuyên xảy ra sạt lở lấn sâu vào đất liền bình quân từ 20-25 m/năm, cá biệt có nơi lên đến 50 m/năm.

Theo thống kê mới nhất của Sở NN&PTNT, từ năm 2008 đến nay, mỗi năm, có trên 80% đường bờ biển bị sạt lở mất rừng phòng hộ khoảng 305 ha. Thống kê này cũng đưa ra nhận định sạt lở biển Tây trong những năm gần đây xảy ra xói lở nhanh, nghiêm trọng và mang tính chất thường xuyên. Theo đó, đai rừng phòng hộ bảo vệ đê biển đang mỏng dần.

Mỗi năm, Cà Mau có khoảng 305 ha rừng phòng hộ ven biển bị sạt lở.

Ðể bảo tồn và phát triển những giá trị đặc thù của hệ sinh thái rừng ngập mặn, chống sạt lở ven sông, ven biển và bảo vệ sản xuất của người dân, ông Trần Văn Thức cho biết, tỉnh cần được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ nguồn vốn khoảng 1.500 tỷ đồng theo chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng (SP-RCC) để thực hiện các dự án xây dựng kè ngầm tạo bãi trồng rừng phòng hộ ven biển, nhằm làm hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hiện tỉnh đã quy hoạch phát triển 26.133 ha rừng phòng hộ ven biển, chiếm 24,2% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó, cấp phòng hộ rất xung yếu 10.475 ha, chiếm 40,1% diện tích rừng phòng hộ của tỉnh.

Nghị định 119/2016/NÐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu vừa được ban hành.

Theo đó, các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển.

Cụ thể, mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành; mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/ha trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/ha/năm); kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/ha, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.

Thực hiện Nghị định số 119/2016/NÐ- CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải vừa có Công văn số 5923/UBND-NNTN ngày 5/9/2016 chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Tài chính, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, UBND các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi và các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm các nội dung tại Nghị định 119/2016/NÐ- CP. Ðây được xem là một trong những động thái tích cực, cấp bách về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để bảo vệ đời sống sản xuất của hơn 1,2 triệu dân trong tỉnh./.

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, trong những năm qua tỉnh đã nỗ lực khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu bằng kè kiên cố và kè ngầm tạo bãi với chiều dài 11.752 m, tổng vốn đầu tư 511 tỷ đồng. Bước đầu mang lại hiệu quả tốt, vừa khắc phục được sạt lở vừa giữ được phù sa bồi lắng tạo bãi tái sinh cây mắm để khôi phục lại rừng phòng hộ, bảo vệ đê biển trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Trúc Ly

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.