ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 22:07:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phim chuyển thể từ truyện ngắn của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ra rạp sau 7 năm thực hiện

Báo Cà Mau (CMO) Vừa qua, đoàn làm phim "Tro tàn rực rỡ" đã có buổi ra mắt báo chí và truyền thông. "Tro tàn rực rỡ" là bộ phim dựa theo 2 truyện ngắn của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là "Tro tàn rực rỡ" và "Củi mục trôi về". Bộ phim mất 7 năm để hoàn thiện mọi khâu quay dựng. Trước khi ra mắt khán giả trong nước, "Tro tàn rực rỡ" đã được mang đi tranh tài ở Liên hoan Phim quốc tế Tokyo lần thứ 35. Ðây cũng là phim Việt đầu tiên dự giải chính thức tại sự kiện này. Sau khi công chiếu trong nước, bộ phim sẽ tiếp tục được trình chiếu thêm nhiều liên hoan phim quốc tế trên khắp thế giới trong thời gian tới.

Tro tàn rực rỡ - Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ra rạp sau 7 năm thực hiện.

Ðạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết: "Tôi rất xúc động vì sau 10 năm dài, tôi mới có tác phẩm gửi đến khán giả. Bộ phim là câu chuyện về tình yêu đầy nhân văn của những người phụ nữ miền Tây sông nước. Họ đã dành cho người đàn ông đời mình một tình yêu đơn giản, xen lẫn sự phức tạp đấu tranh nội tâm với vô số tình huống đời sống tác động đan xen mà ngày nay ít thấy được. Tôi cảm ơn Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hỗ trợ đoàn phim trong quá trình chuyển thể kịch bản và các diễn viên hết lòng. Tôi hy vọng phim sẽ được công chúng lẫn giới truyền thông đón nhận khi ra rạp vào tháng 12 tới đây".

Không chỉ là những câu chuyện đời thường và chuyện tình cảm chốn thôn quê, điều đặc biệt nhất của "Tro tàn rực rỡ" là mang đến trọn vẹn không gian miền Tây độc đáo trong từng trang sách của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lên màn ảnh.

Góp mặt trong "Tro tàn rực rỡ" là dàn diễn viên thực lực bao gồm: Phương Anh Ðào, Quang Tuấn, NSƯT Hạnh Thuý, Thạch Kim Long, Mai Thế Hiệp... Ðây là lần tái hợp hiếm hoi của Quang Tuấn và Phương Anh Ðào sau 2 năm tham gia "Bằng chứng vô hình".

Nói về vai diễn trong "Tro tàn rực rỡ", Phương Anh Ðào chia sẻ: "Tôi dễ bị đóng khung ở các dạng vai sắc sảo nhưng với vai Nhàn trong "Tro tàn rực rỡ" lại mang nhiều nét dịu dàng, mộc mạc. Bên cạnh đó, cách kể chuyện của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và câu chuyện về vùng đất Cà Mau, vốn là quê hương tôi quá đỗi nhẹ nhàng thân thương nên tôi dốc hết sức cho vai diễn lần này. Vai Nhàn không bị "bầm giập" như nhiều vai diễn khác nhưng nhân vật của tôi lại chứa nhiều tổn thương, dằn xé về tinh thần. Tôi phải cảm ơn anh Chuyên vì đã khiến mọi thứ có vẻ bình thường khi nhìn từ bên ngoài nhưng bên trong lại là cảm xúc được dồn nén và đẩy lên đỉnh điểm. Từ đó, nhân vật của tôi hay nhiều bạn diễn khác có nhiều cơ hội để khám phá".

Ðể có thể hoàn thành tốt nhất vai Nhàn, Phương Anh Ðào đã cùng các diễn viên tới Cà Mau tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương cũng như cách sinh hoạt trong suốt một tháng liền.

"Tro tàn rực rỡ" sẽ chính thức được khởi chiếu ở tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc vào ngày 2/12/2022./.

 

Lam Khánh

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.