ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 19:56:42

Phối hợp để cải thiện chỉ tiêu thành phần

Báo Cà Mau (CMO) Sở Tư pháp được giao phụ trách 5 chỉ tiêu thành phần trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Mặc dù ngành đã có những cố gắng nhất định, nhưng kết quả chưa đạt như kỳ vọng. Xoay quanh vấn đề này, Giám đốc Sở Tư pháp đã có góc nhìn thẳng thắn, đồng thời xây dựng những giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng hạng các chỉ tiêu bị đánh giá tiêu cực .

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền cấp tỉnh, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số này do các doanh nghiệp (DN) đánh giá. Chỉ số PAPI là chỉ số đo lường mức độ quản trị hành chính công cấp tỉnh, do người dân đánh giá.

Hai chỉ số này có sự khác nhau cơ bản về tiêu chí đánh giá, đối tượng đánh giá, mục đích đánh giá cũng như giải pháp cải thiện cho từng chỉ số thành phần. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn cho thấy, 2 chỉ số này có một số phạm vi giao thoa, tác động qua lại lẫn nhau, như vấn đề cải cách hành chính, tính công khai, minh bạch, an ninh trật tự nông thôn; tinh thần, thái độ phục vụ của chính quyền (kỷ luật, kỷ cương nền hành chính).

Theo nghiên cứu của bản thân, ông Tòng cho rằng, nếu đánh giá về mặt tổng quan, tính đồng bộ về các giải pháp cải thiện Chỉ số PCI có thể thấy sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh rất cao, tư tưởng chỉ đạo nhất quán. Giải pháp được đưa ra khá nhiều, nhưng tính hiệu quả của từng nhóm giải pháp chưa đồng đều, có cái đạt rất tốt, cái thì rất thấp. Kết quả đánh giá từng chỉ số thành phần thể hiện rất rõ điều đó.

"Theo tôi, cần nghiên cứu có cách tiếp cận và đưa ra từng nhóm giải pháp sát yêu cầu thực tiễn hơn mới có thể giải quyết căn cơ, bền vững thứ hạng đạt được", Giám đốc Sở Tư pháp nêu quan điểm.

Ðã qua, Sở Tư pháp được giao phụ trách 5 chỉ tiêu thành phần, trong đó 3 chỉ tiêu được đánh giá tích cực và 2 chỉ tiêu được đánh giá tiêu cực. 2 chỉ số được đánh giá tiêu cực là Trợ giúp pháp lý hỗ trợ DN và Giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Liên quan đến kết quả khảo sát này, ông Võ Thanh Tòng cho rằng, kết quả khảo sát, phản ánh thực trạng này là phù hợp với thực tiễn. Thực tế tại địa phương cho thấy, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN để hạn chế rủi ro; giảm chi phí tuân thủ pháp luật và chi phí không chính thức là mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước phải làm cho DN đã được pháp luật quy định, nhưng chúng ta chưa có cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Theo Giám đốc Sở Tư pháp, hiện tại hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN được giao cho 2 cơ quan thực hiện (Sở Kế hoạch và Ðầu tư và Sở Tư pháp). Sở Tư pháp đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là do cơ quan Nhà nước đã sẵn sàng, nhưng các DN chưa sẵn sàng đón nhận. Sở Tư pháp và Hiệp hội DN chưa có tiếng nói chung về thực hiện các giải pháp cho mục tiêu này. Mặc dù Sở Tư pháp có nhiều văn bản phối hợp thực hiện nhưng chưa được đón nhận và hợp tác.

Ðể thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu này, ông Võ Thanh Tòng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Tư pháp và Hiệp hội DN đồng hành thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động các DN cùng tham gia. Xây dựng kênh thông tin “Pháp luật và doanh nghiệp” để truyền tải kịp thời chủ trương, thiết chế pháp lý để cộng đồng DN tiếp cận, nghiên cứu và tuân thủ.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro pháp lý là việc cần được quan tâm đúng mức. (Trong ảnh: Vì thiếu kỹ năng nhận biết hàng giả, một doanh nghiệp tại Phường 8, TP Cà Mau bị tổ kiểm tra thuộc Cục Quản lý thị trường lập biên bản xử lý).

Ðồng thời, đối với Sở Tư pháp, để cải thiện các chỉ tiêu thành phần do ngành phụ trách, thời gian tới cần tập trung thực hiện toàn diện các nhóm giải pháp cụ thể. Trọng tâm là tăng cường và nâng chất hoạt động phối hợp liên ngành.

Ðơn cử như, Sở Tư pháp sẽ chủ động phối hợp lãnh đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Hiệp hội DN tỉnh, Hiệp hội DN trẻ tỉnh, Liên minh HTX và các ngành liên quan xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho DN, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho DN. Phối hợp với Toà án tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoà giải ngoài tố tụng, xét xử kịp thời, đúng thời hạn, hạn chế án bị huỷ, sửa đối với các vụ án hành chính, lao động, kinh doanh thương mại có liên quan đến DN. Ðồng thời, phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự đẩy nhanh tiến độ thi hành các bản án có hiệu lực thi hành thuộc lĩnh vực này. Phối hợp cùng Thanh tra tỉnh chỉ đạo thực hiện nhanh, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của DN liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phối hợp Hiệp hội DN tỉnh, Hiệp hội DN trẻ tỉnh, Liên minh Hợp tác xã xây dựng giải pháp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị thông qua đầu mối là tổ chức đại diện DN và tham mưu UBND tỉnh giải quyết phản ánh, kiến nghị kịp thời, hiệu quả. Ðồng thời, thiết lập kênh tiếp nhận, chuyển giao thể chế pháp lý của Trung ương, của tỉnh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của DN và duy trì vận hành thường xuyên, hiệu quả kênh tiếp nhận này để cộng đồng DN có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu và tuân thủ, hạn chế rủi ro pháp lý./.

 

Văn Ðum

 

Ðảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” dữ liệu nhân sự

Tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có 28.350 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của 829 cơ quan, đơn vị trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh đã được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về CBCCVC, đạt 100% (bao gồm hồ sơ nghỉ việc, nghỉ hưu; hồ sơ trùng lắp giữa số chứng minh Nhân dân và số căn cước công dân).

Gỡ khó cho chứng thực bản sao điện tử

Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đối với giấy tờ, văn bản (chứng thực bản sao điện tử) là dịch vụ công cung cấp mức độ dịch vụ trực tuyến một phần và được thực hiện thông qua bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.

Tiện ích thủ tục 4 tại chỗ của ngành giáo dục

Với 54/54 thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện cơ chế một cửa và 30/30 TTHC thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tất cả các hồ sơ của ngành giáo dục Cà Mau đều được trả kết quả trước hạn, không có hồ sơ trễ hạn. Ðặc biệt, đầu năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) Cà Mau đã triển khai thực hiện TTHC theo mô hình 4 tại chỗ đối với các TTHC về cấp phát văn bằng chứng chỉ, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ chuyển trường... tạo sự hài lòng cho phụ huynh, học sinh.

Cắt giảm tối đa thủ tục lĩnh vực xây dựng

Đóng vai trò quan trọng trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị, thời gian qua, Sở Xây dựng luôn chú trọng, tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, góp phần đem lại hiệu quả đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bước đi mới trong giải quyết thủ tục hành chính

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cấp cơ sở, Văn phòng UBND tỉnh vừa triển khai Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 30/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về rà soát, đánh giá và đề xuất phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh. Ðây được xem là bước đi mới, quan trọng góp phần cải cách mạnh mẽ quy trình TTHC trên địa bàn, tạo thuận lợi, hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Ðiểm sáng cải cách hành chính

Thời gian qua, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tập trung nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chuyển đổi số trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC). Nhờ đó xã đạt nhiều kết quả tích cực, trở thành điểm sáng trong thực hiện CCHC của huyện và là 1 trong 15 đơn vị trong toàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh tuyên dương.

Quyết tâm trả kết quả trước hẹn

(CMO) Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh có thư tuyên dương 15 đơn vị đóng góp nổi bật trong việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công trên môi trường điện tử, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) là 1 trong 15 đơn vị điển hình được tuyên dương.

Lợi ích từ liên thông dịch vụ công

(CMO) Bắt đầu từ ngày 10/7, hai nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Ðăng ký khai sinh - Ðăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Ðăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được cung cấp trực tuyến trên toàn quốc. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết TTHC, giúp cắt giảm giấy tờ, thời gian, chi phí của người dân.

Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ

(CMO) Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh tại Bộ phận Một cửa của TP Cà Mau luôn đứng đầu so các địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, kéo theo áp lực nhất định đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Ðơn vị luôn quyết liệt chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cũng như cải thiện điểm số trên lĩnh vực này.

Nâng chất dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân tốt hơn

(CMO) Đến nay, TP Cà Mau đã thực hiện 15/22 nhiệm vụ năm 2023, đạt trên 68,18% kế hoạch. Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai áp dụng chung tại UBND thành phố là 310 thủ tục, cấp xã là 165 thủ tục, được niêm yết công khai bằng mã QR tại nơi dễ nhìn, dễ tiếp cận kết hợp với công khai bằng bản giấy tại bàn ghi thông tin để người dân tra cứu; số điện thoại đường dây nóng được công khai đúng quy định...