ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:15:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phong phú chuỗi hoạt động “Hương rừng U Minh”

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện chuỗi Chương trình sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2021”, theo kế hoạch, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 tới, huyện U Minh sẽ tổ chức sự kiện “Hương rừng U Minh” năm 2021. Các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, ẩm thực và thương mại được tổ chức tại địa bàn thị trấn U Minh, xã Khánh An, Nguyễn Phích và Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Liêm cho biết, UBND huyện đã thành lập ban tổ chức và 3 tiểu ban: tuyên truyền - trang trí khánh tiết, hoạt động các sự kiện và phục vụ an ninh trật tự. Ðồng thời, xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chuyên môn phụ trách từng nội dung cụ thể.

Trong đó, giao Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện chủ trì, phối hợp với các ngành tập trung công tác tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh và Nhân dân biết về sự kiện, thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…, giữ gìn an ninh trật tự trước, trong và sau sự kiện diễn ra.

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh, trang thông tin điện tử huyện về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng các cụm tranh pa nô, trang trí cờ trên các tuyến đường chính tại trung tâm huyện và các khu vực tổ chức sự kiện.

Huyện phối hợp với Ðoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức chương trình khai mạc sự kiện và biểu diễn văn nghệ vào lúc 18 giờ ngày 29/4 tại thị trấn U Minh, đồng thời tổ chức công bố quyết định của Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận Lẩu mắm U Minh và Mật ong rừng U Minh vào Top 100 món ăn, đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2020-2021.

Vườn cây ăn trái Trang trại xanh của hộ ông Trần Thanh Liêm (Ấp 10, xã Nguyễn Phích) là điểm tham quan trong sự kiện “Hương rừng U Minh”.

Bên cạnh đó, huyện tổ chức trưng bày hình ảnh về những sản phẩm đặc trưng của U Minh như vườn dâu Cái Tàu, thu hoạch cá đồng, ăn ong, làm mắm. Tổ chức trưng bày các gian hàng sản phẩm, ký gửi sản phẩm, quảng bá giới thiệu hình ảnh, văn hoá, con người và các sản phẩm đặc trưng của U Minh.

Dự kiến sẽ có 10-15 gian hàng với các sản phẩm trưng bày: mật ong rừng U Minh, bánh phồng chuối, khô cá đồng, khô cá biển, gạo sạch, trái cây, sản phẩm đan đát, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của huyện.

Tổ chức hội thi ẩm thực các món ăn truyền thống chế biến từ mắm, với số lượng từ 10-20 đội tham gia, với mục đích giới thiệu, quảng bá các món ăn truyền thống, đặc sản đặc trưng của vùng đất U Minh. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Xúc tiến thương mại Phương Anh (Kiên Giang) tổ chức hội chợ thương mại tổng hợp, quy mô từ 60 gian hàng.

Hình ảnh Khu Du lịch sinh thái Khang Huy (Ấp 3, xã Nguyễn Phích), điểm tham quan trong sự kiện “Hương rừng U Minh”.

Vào ngày 1/5, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí với chủ đề “Trò chơi dân gian sông nước U Minh” từ 30-35 đội tham gia, gồm các môn cầu trượt, chạy xe đạp qua cầu ván, cầu treo, đua xuồng; trải nghiệm theo chân thợ gác kèo ong vào rừng lấy mật; trải nghiệm chạy xe đạp 15 km, đi bộ thể thao 5 km xuyên rừng trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ; trình diễn chụp đìa thu hoạch cá đồng và dùng nôm bắt cá dưới kênh, mương; tham quan vườn cây ăn trái, trong đó có đặc sản của U Minh là vườn dâu Cái Tàu.

Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Liêm cho biết, sự kiện “Hương rừng U Minh” nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của huyện U Minh đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Sự kiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển thương mại, du lịch, thu hút đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các địa phương trong tỉnh./.

 

Trọng Nguyễn

 

Nét xưa nhà cổ

Nằm trong làng cổ Ðông Hoà Hiệp (thuộc xã Ðông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của ông Trần Tuấn Kiệt là một trong những ngôi nhà đẹp nhất tại đây và được mệnh danh là một "cửu đại mỹ gia" (9 ngôi nhà đẹp) tại Việt Nam.

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hoá, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Hành trình về với lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ

Côn Ðảo, quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn là di tích lịch sử đặc biệt.

Khóm Tắc Cậu mùa gai ngọt

Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.

Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới

Cáp treo Hòn Thơm (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 7.899,9 m, xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm. Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam đảo ngọc.

Về với Ðông Bắc...

Có những chuyến đi không chỉ là dịch chuyển giữa những địa danh, mà là hành trình đánh thức mọi giác quan, khiến trái tim bồi hồi và để lại dư âm rất lâu trong tâm trí. Với tôi, một người con từ vùng đất cuối trời Tổ quốc, chuyến hành trình được tham gia cùng đoàn tham quan, đặt chân đến Ðông Bắc vừa qua chính là một trải nghiệm quý giá như thế.

Ðất thiêng Côn Ðảo

Những ngày tháng Tư lịch sử, từng dòng người đến với đất thiêng Côn Ðảo, đến để tưởng nhớ và tri ân những thế hệ kiên trung trong đấu tranh cách mạng đã viết nên trang sử bi hùng giữa biển khơi...

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.

Chiêm ngưỡng hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới

Đảo Phú Quốc của Việt Nam vừa được vinh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới, vượt qua cả "thiên đường" Bali của Indonesia. Thành tích này được công bố bởi tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure trong khuôn khổ giải thưởng World's Best Awards thường niên, dựa trên bình chọn của hơn 186 ngàn độc giả.

Chư Nâm - Nón xanh cao nguyên

Nằm lặng lẽ giữa vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, núi Chư Nâm (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một điểm đến còn hoang sơ, ẩn chứa vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. Với độ cao khoảng 1.472 m, Chư Nâm không quá hiểm trở như đỉnh Fansipan hay hùng vĩ như Lang Biang, nhưng mang trong mình sự bình yên của một vùng đất chưa bị khai phá nhiều.